Tịch thu xe tài xế xỉn: Có công bằng giữa xe siêu sang và thường?

Hoàng Đan |

Luật sư Bách cho rằng, về mặt nguyên tắc, nếu vi phạm pháp luật đã được quy định là tịch thu thì dù là xe rẻ tiền, xe đắt tiền đều ngang hàng như nhau.

Đề xuất tịch thu ôtô đối với tài xế có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG) đã nảy sinh nhiều ý kiến trái chiều.

"Đề xuất tịch thu này không sai"

Trao đổi với chúng tôi, luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Chủ tịch Hội đồng tư vấn Cty luật Hợp Danh Hồng Bách và cộng sự (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng: "Căn cứ các quy định pháp luật hiện hành thì đề xuất tịch thu này không sai".

Theo luật sư Bách, trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự 2005, pháp luật ghi nhận chủ sở hữu hợp pháp của tài sản sẽ có đủ 3 quyền: Chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.

Trong đó, quyền định đoạt là quyền quyết định số phận đối với tài sản của mình.

Quyền định đoạt chỉ chấm dứt khi chủ sở hữu phạm tội hoặc vi phạm hành chính có quyết định, bản án của tòa án hoặc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, có hiệu lực thi hành.

Như vậy, về nguyên tắc, tài sản bị tịch thu thì quyền sở hữu đối với tài sản đó sẽ chấm dứt theo quy định của pháp luật.

Điều này có nghĩa, nếu người điều khiển phương tiện giao thông là chủ sở hữu hợp pháp của phương tiện vi phạm pháp luật, thì đương nhiên quyền định đoạt đối với tài sản của chủ sở hữu sẽ chấm dứt khi có quyết định xử phạt hành chính hoặc bản án quyết định của tòa án.

Do đó, việc xử lý đối với tài sản bị tịch thu của người vi phạm pháp luật như bán đấu giá, sung công quỹ Nhà nước sẽ không vi phạm quyền sở hữu của chủ sở hữu. Vì vậy, việc tịch thu là không sai, không trái Hiến pháp.

Nếu chủ điều khiển phương tiện giao thông vi phạm không đồng thời là chủ sở hữu hợp pháp của phương tiện (như người đi mượn, trộm cắp), thì việc tịch thu tài sản mà người sử dụng rượu bia điều khiển là hành động gây thiệt hại cho chủ sở hữu hợp pháp của phương tiện

 
Luật sư Nguyễn Hồng Bách
Trong luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định hướng dẫn thi hành, việc tịch thu phương tiện chỉ áp dụng trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật nhiều lần. Mức phạt tịch thu phương tiện mà UBATGTQG đề xuất không phụ thuộc vào số lần vi phạm của người điều khiển phương tiện, chỉ cần người điều khiển có nồng độ cồn quá mức cho phép là họ sẽ bị áp dụng hình thức phạt tịch thu phương tiện. Vậy, rõ ràng mức phạt đó là quá nặng.

Điều 254 Bộ luật Dân sự chỉ quy định đối với chủ sở hữu, cho nên, mặc dù chủ điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trên 80mg/100ml máu là sai, nhưng người có quyền định đoạt đối với tài sản là chủ sở hữu hợp pháp chứ không phải người điều khiển phương tiện vi phạm.

"Nếu sau khi tịch thu phương tiện, cơ quan Nhà nước xử lý đối với tài sản bị tịch thu trong trường hợp này sẽ gây tổn thất, thiệt hại cho chủ sở hữu hợp pháp của phương tiện.

Như vậy, là vi phạm quyền sở hữu tài sản được Hiến pháp 2013 và Bộ luật Dân sự 2005 quy định", Luật sư Bách khẳng định.

Xế siêu sang hay xế thường khi vi phạm đều có thể bị tịch thu

Một số ý kiến cho rằng, đề xuất này có thể tạo sự không công bằng giữa đại gia đi xe siêu sang, có trị giá lên tới cả chục tỷ đồng với người lái xe ôtô bình thường, có giá chỉ vài trăm triệu, thậm chí vài chục triệu cùng vi phạm lỗi say xỉn và bị tịch thu xe.

Trả lời về vấn đề này, luật sư Bách cho hay, về mặt nguyên tắc, nếu vi phạm pháp luật đã được quy định là tịch thu thì dù là xe rẻ tiền, xe đắt tiền đều ngang hàng như nhau.

"Đã là nguyên tắc thì các chủ thể vi phạm bình đẳng trước pháp luật, không kể đó là phương tiện cao cấp hay thấp cấp. Không kể đó là người có chức, có quyền hay là người nông dân.

Cứ ai vi phạm sẽ bị xử phạt", luật sư Bách bày tỏ.

Tuy nhiên, theo luật sư Bách, nếu thực hiện theo đúng đề xuất của UBATGTQG mà không phân ra các trường hợp xử lý khác nhau thì chắc chắn việc tịch thu tài sản của người dân sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho người dân, thậm chí là chính cơ quan Nhà nước. 

Về phía cơ quan Nhà nước, hệ lụy đầu tiên đó chính là việc cơ quan Nhà nước vi phạm quyền, lợi ích của người dân trong trường hợp chủ sở hữu hợp pháp không là người gây ra vi phạm nhưng lại bị tịch thu tài sản.

Việc này sẽ gây làn sóng phản đối lớn của người dân, gây mất lòng tin của người dân vào cơ quan Nhà nước.

Thêm nữa, theo ước tính, một ngày có đến 35 vụ tử vong do TNGT mà chủ yếu liên quan đến rượu, bia.

Vậy nếu cứ vi phạm mà tịch thu tài sản thì một năm cả nước phải chi bao nhiêu kinh phí để xây dựng điểm chứa xe vi phạm do điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn cao như UBATGTQG đề xuất (?).

 
Luật sư trần vũ hải
Tôi nghĩ rằng, ý tưởng này của các anh trên Ủy ban để tìm cách trừng trị, trừng phạt những người say rượu điều khiển xe tham gia đường bộ là rất đúng. Việc đưa ra một thông điệp mạnh mẽ như vậy sẽ tác động đến từng gia đình. Con cái thấy bố uống rượu, sẽ biết rằng bị tịch thu xe, vợ thấy chồng uống rượu cũng sẽ nghĩ là sắp bị tịch thu xe. Như vậy, chính những người trong gia đình sẽ ngăn cản hành vi uống rượu say rồi lái xe.

Khi đó, đối với người dân, việc tịch thu tài sản có thể khiến cho họ rơi vào tình trạng mất công ăn việc làm.

Một số trẻ nhỏ được ba mẹ đón đưa có thể bị trễ giờ, làm ảnh hưởng đến tình hình học tập của các cháu, ảnh hưởng đến cuộc sống mưu sinh của người bị tịch thu.

Nếu pháp luật không phân chia các trường hợp để áp dụng biện pháp xử lý cho phù hợp thì việc kiện tụng, khiếu nại của chủ sở hữu hợp pháp đối với người điều khiển phương tiện vi phạm trong trường hợp cho mượn, thuê xe trở nên ùn ứ...

Điều này sẽ khiếp cho bộ phận thụ lý giải quyết kiếu nại, kiện tụng bị dồn nén vụ việc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại