Đây là mục tiêu được đưa ra tại lễ phát động hưởng ứng Chương trình 90-90-90 của Liên Hợp Quốc hướng tới kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam, do Bộ Y tế tổ chức chiều 25-10.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng các hoạt động phòng chống HIV/AIDS chỉ có thể thành công với sự nỗ lực, chung tay không chỉ của chính quyền các cấp mà còn là sự giúp đỡ của người thân, cộng đồng, đoàn thể xã hội đối với những người có nguy cơ nhiễm, đã nhiễm và đang điều trị HIV/AIDS.
Phó Thủ tướng cho rằng các hoạt động phòng chống HIV/AIDS chỉ có thể thành công với sự nỗ lực, chung tay không chỉ của chính quyền các cấp mà còn là sự giúp đỡ của người thân, cộng đồng, đoàn thể xã hội đối với những người có nguy cơ nhiễm, đã nhiễm và đang điều trị HIV/AIDS.
Mục tiêu của chương trình này đảm bảo 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng của bản thân; 90% trong số này được điều trị ARV suốt đời; 90% số người điều trị ARV đáp ứng tốt để không lây nhiễm cho người khác. Việc thực hiện thành công Chương trình 90-90-90 là nền tảng vững chắc để chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao vai trò điều phối, hỗ trợ của Liên Hợp Quốc cùng các tổ chức quốc tế luôn đồng hành, giúp đỡ Việt Nam trong công cuộc gìn giữ hòa bình, xóa đói giảm nghèo, xây dựng, phát triển đất nước ngày càng thịnh vượng.
Với sự hỗ trợ quý báu đó, Việt Nam đã đạt được rất nhiều kết quả tích cực trong công tác phòng chống HIV/AIDS, từng bước kiềm chế, tiến tới Chương trình 90-90-90, để chấm dứt đại dịch này vào năm 2030.
“Tất cả chúng ta, mỗi người đều phải thấy đây là trách nhiệm của chính mình, bằng tấm lòng nhân ái, trách nhiệm, để cùng chung tay thực hiện thành công Chương trình 90-90-90 ở Việt Nam. Qua đó góp phần cùng Liên Hợp Quốc thực hiện chương trình này thành công trên toàn thế giới. Đây là sự cam kết của Chính phủ Việt Nam”, Phó Thủ tướng kêu gọi.
Mỗi năm có khoảng 12.000-14.000 người nhiễm HIV mới được phát hiện; vẫn còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử; người nhiễm HIV/AIDS khó tiếp cận với các dịch vụ chẩn đoán và điều trị y tế, mới đáp ứng được 50% nhu cầu; khó khăn về nguồn nhân lực, tài chính do phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài và chưa bền vững.