Theo ông Ngô Kim Khôi – Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, để chuẩn bị cho kỳ
Theo Cục Khảo thí, tính tới ngày 22/5 cả nước 946.064 em đăng ký dự
Vẫn theo ông Ngô Kim Khôi, năm nay với 2.300 hội đồng coi thi, cả nước có hơn 40.300 phòng thi và 142.300 cán bộ coi thi.
Theo Quy chế bổ sung
Trước thông tin một số địa phương có quy định, nếu thi sinh muốn mang phương tiện truyền phát vào phòng thi phải báo cáo với cán bộ an ninh trước, điều đó có thể làm mất đi tính chống tiêu cực, ông Trúc giải thích, trong Công văn số 273 có nói rõ, các địa phương và Hội đồng coi thi phải hướng dẫn thí sinh được mang những thiết bị nào.
Trên tinh thần đó căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để đưa ra những thiết bị cho thí sinh mang hay không mang vào phòng thi. Theo thông tin, hiện chưa có địa phương nào có yêu cầu Bộ phải hướng dẫn khâu này.
Cũng theo
Thông tin về đề thi tốt nghiệp THPT năm nay, ông Ngô Kim Khôi cho biết, đề thi năm nay về cơ bản không thay đổi với nội dung kiến thức nằm hoàn toàn trong chương trình phổ thông đặc biệt là lớp 12.
Tuy nhiên, trong mùa thi này, các hội đồng chấm thi sẽ thành lập một tổ chấm kiểm tra các bài thi của môn thi tự luận. Bộ cũng sẽ thành lập hội đồng chấm thẩm định các môn thi tự luận xem có khách quan, công bằng hay không.
Ở kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay theo Cục Khảo thí vẫn giữ ổn định theo phương pháp 3 chung. Đối tượng được tuyển thẳng bổ sung các em tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic, đạt giải cuộc thi intel isef.
Học sinh có hộ khẩu thường trú tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 32A của Chính phủ, học ở đó 3 năm được xét tuyển, học dự bị 1 năm trước khi vào học chính thức. Học sinh tại các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ được xét tuyển với điểm sàn thấp hơn 1 điểm.
Lãnh đạo cho hay, năm nay, mỗi đợt xét tuyển được quy định không ít hơn 20 ngày. Điểm trúng tuyển nguyện vọng sau không thấp hơn điểm trúng tuyển nguyện vọng trước. Thời hạn kết thúc xét tuyển là 30/10.