Phóng viên AP, hãng thông tấn phương Tây hiếm hoi ở Triều Tiên, đầu tháng này đã tới Bạch Đầu, và có dịp cho thế giới thấy cảnh tượng của địa điểm được nhắc đến nhiều nhưng còn đầy bí ẩn này.
Một con đường gọn gàng xuyên qua khu rừng mênh mông trắng xóa tuyết ở chân núi Bạch Đầu. Khu rừng trên núi này là nơi hoạt động kháng Nhật của cố chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành. Triều Tiên đang dồn dập các hoạt động nhằm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của người sáng lập CHDCND Triều Tiên.
Ở chân núi này có một căn cứ quân sự. Bạch Đầu là ngọn núi cao nhất ở Triều Tiên, nằm về phía bắc gần biên giới với Trung Quốc.
Tuyết rơi dày phủ trắng xóa khắp nơi, phủ lên cả những chiếc loa phóng thanh dùng cho công tác tuyên truyền. Theo hồi ký của ông Kim Nhật Thành, ông sinh ngày 15/4/1912 ở ngoại ô Bình Nhưỡng, trong thời kỳ Triều Tiên nằm dưới chế độ thực dân Nhật.
Những người lính đi lại và cào tuyết trên con đường dẫn đến khu tưởng niệm các nhà lãnh đạo của Triều Tiên, ông Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) và Kim Jong-il (Kim Chính Nhật). Cho đến nay, khu vực này vẫn còn là nơi bí hiểm với nhiều người trên thế giới, kể cả với người Triều Tiên.
Một nhân công cào tuyết bên dưới chân nhóm tượng nhân dân Triều Tiên.
Tổng thể đài tưởng niệm ở chân núi Bạch Đầu. Phía trước là ngọn tháp tượng trưng cho tư tưởng Juche (Chủ Thể) nổi tiếng mà ông Kim Nhật Thành sáng lập.
Một bức tượng Kim Nhật Thành bằng đồng khổng lồ sừng sững ở núi Bạch Đầu. Ngọn núi này là nơi nhà lãnh đạo Triều Tiên cùng các đồng chí của mình chiến đấu kháng Nhật.
Nữ quân nhân Triều Tiên này là người hướng dẫn cho phóng viên của AP. Cô đang trên đường tới nơi từng là nhà của ông Kim Nhật Thành trên núi.
Tuyết rơi phủ trên bức phù điêu về ông Kim Nhật Thành.
Hướng dẫn viên mở một tấm bạt phủ lên nơi được cho là còn dấu vết lán trại của ông Kim Nhật Thành, khi ông nghỉ lại trên đường kháng Nhật.
Cô tiến gần đến một chiếc lán xưa kia là nhà của ông Kim Nhật Thành và là nơi cất tiếng chào đời của Kim Jong-il vào mùa đông năm 1942. Lịch sử của Triều Tiên ghi rằng khi ông Kim con chào đời, xuất hiện những hiện tượng thiên nhiên kỳ bí.
Một chiếc móng hươu được dùng làm tay nắm cửa trong căn lán của cha con ông Kim.
Trong rừng cây phía bên ngoài khu lán, có những thân cây được bảo vệ bằng lồng kính. Trên thân cây còn lưu những dòng chữ của đội quân kháng Nhật khi xưa.
Một người lính đi trên con đường đầy tuyết phủ ở núi Bạch Đầu.
Theo VNE