Thảm cảnh nhà sư bị treo xác 3 ngày 3 đêm

vytran |

Năm 1937, cuộc Chiến tranh Trung Nhật đã chính thức diễn ra một cách vô cùng khốc liệt và đẫm máu.

Cùng với người dân, các nhà sư tại ngôi chùa trong ngôi làng này đã không di dời với quyết tâm, trụ lại bảo vệ làng và chốn thờ cúng linh thiêng bao đời của họ.Đúng như dự đoán, khi tấn công vào thành phố Tế Nam, quân đội Nhật Bản đã thực hiện một loạt các hành vi tàn ác như hãm hiếp, giết hại, trộm cướp, và đốt phá.

Cuộc thảm sát vô nhân đạo với thường dân

Trong cuốn nhật ký của Minnie Vautrin- một nhà báo phương Tây chứng kiến những cảnh tượng này đã ghi lại: “ Không chỉ tỉnh Sơn Đông hay thành phố Tế Nam, trên mỗi chặng đường hành quân, quân Nhật đều thực hiện những hành vi vô cùng tàn ác, đầy thú tính của mình. Tôi đã chứng kiến ba mươi cô gái bị bắt từ một trường ngoại ngữ tối qua, và hôm nay tôi đã nghe nhiều câu chuyện đau lòng về những cô gái bị bắt đó -- một trong số họ mới chỉ 12 tuổi....Tối nay một chiếc xe tải chạy qua và trong đó là tám hay mười cô gái khác, và khi nó chạy qua họ gào lên "Jiu ming! Jiu ming!"--cứu chúng tôi!.

Quân đội Nhật đã tàn phá tất cả những nơi họ đi qua

Đó là một câu chuyện quá khủng khiếp để tường thuật lại; tôi không biết nên bắt đầu và kết thúc ở đâu. Tôi chưa bao giờ nghe hay đọc về một sự tàn bạo đến như vậy. Hãm hiếp: Chúng tôi ước tính ít nhất 1.000 vụ mỗi đêm và rất nhiều vào ban ngày. Trong trường hợp phản kháng hay bất kỳ điều gì có vẻ là sự bất tuân đó sẽ là một nhát lê đâm hay một viên đạn”.

Cùng với một loạt thành phố như Thượng Hải hay Nam Kinh sụp đổ, quân đội Nhật đã tiến hành một chiến dịch tìm kiếm rộng khắp với những cựu chiến binh đối phương với rất nhiều thanh niên bị bắt giữ tại thành phố Tế Nam. Nhiều người bị mang tới Sông Dương Tử, bị hành quyết bằng súng máy để xác họ có thể trôi xuống Thượng Hải. Những người khác, theo báo cáo, đã bị sử dụng làm bia sống trong những bài tập lưỡi lê. Chặt đầu đã trở thành biện pháp giết người thông dụng nhất, tuy nhiên những hành động giết người tàn bạo khác như thiêu sống, đóng đinh lên cây, chôn sống, và treo lưỡi cũng được áp dụng. Một số người bị đánh tới chết. Không những thế, lính Nhật cũng có thể đơn giản hành quyết những người đi bộ trên đường phố, thường với lý do họ có thể là binh lính đang cải trang làm dân thường.

Trong một bức thư khác gửi về gia đình của nhà báo Robert Wilson đến từ Anh có viết: “Phụ nữ và trẻ em cũng không thoát khỏi sự tàn bạo của cuộc thảm sát. Tôi đã tận mắt chứng kiến các binh sĩ Nhật tung trẻ em lên không và đỡ chúng bằng lưỡi lê. Phụ nữ có thai thường trở thành mục tiêu bị giết hại, họ thường bị đâm lê vào bụng, và thỉnh thoảng bị giết sau khi đã bị hãm hiếp. Nhiều phụ nữ bị hãm hiếp tàn bạo rồi mới bị giết. Sự tàn sát thường dân đang diễn ra một cách kinh hoàng. Tôi có thể viết nhiều trang kể lại những vụ hãm hiếp và sự tàn bạo hầu như đã vượt quá sự tưởng tượng này”.

Cuộc thảm sát tại nơi linh thiêng

Với sự tàn ác của quân đội Nhật, khi nghe thông tin về những nơi chiến sự khác, nhiều người dân trong làng Tảo Trang đã mang hết của cải của mình tá túc tại ngôi chùa trong làng với mong muốn nhận được sự che chở của trời Phật. Những ngày sống tại ngôi chùa chênh vênh trên núi này, mặc dù ăn chay nhưng người dân nơi đây còn may mắn hơn nhiều những người trong thành phố Tế Nam đã không kịp chạy trốn bởi lưỡi lê và hòn tên mũi đạn của lính Nhật.

Để đảm bảo sự an toàn cho những người đến tá tục nơi cửa Phật, các nhà sư trong ngôi chùa này đã bố trí nơi ăn chốn ở dưới những căn hầm tối tăm cho người dân. Trẻ em và phụ nữ được ưu tiên ở những nơi tốt hơn, còn đàn ông thanh niên phải túc trực để bảo vệ chùa cũng như những người đang tá túc ở nơi đây.

Ngày 20 tháng 3 năm 1938, cũng giống như nhiều ngày khác, hầu hết người dân sống tại chùa đã dậy để chuẩn bị nấu bữa sáng. Đột nhiên, hai chiếc máy bay chiến đấu của Nhật bỗng lượn trên đầu. Do nhìn thấy nhiều người tụ tập tại chùa nên quân Nhật cho rằng, đây rất có thể là nơi chứa chấp các thành viên trong Quốc dân Đảng- một đối thủ cứng đầu chống Nhật trên đất Trung Quốc. Vì thế sau khi quần thảo trên không trung, lính Nhật bắt đầu dội bom xuống ngôi làng nhỏ bé này.

Không nằm ngoài số phận của người dân trong làng. Sau khi ném bom, lính Nhật đã đổ bộ xuống Tảo Trang và trực tiếp tấn công đến ngôi chùa trên núi- địa điểm mà chúng nghi ngờ là nơi chứa chấp các thành phần của Quốc dân Đảng. Không lời giải thích, không cần biết những người sống trong chùa có phải là đối phương của mình hay không, ngay khi dừng chân ở cổng chùa, lính Nhật đã điên loạn xả súng. Hàng trăm người dân vô tội cùng với sư sãi trong chùa đã bị giết chết một cách dã man. Một số trẻ sơ sinh chết nghẹo đầu khi đang ngậm bầu vú mẹ. Một số thanh niên bị lính Nhật chặt đầu, một số khác thì bị tra tấn bắt vì nghi liên quan tới Quốc dân Đảng. Cảnh tượng hoang tàn, đổ nát xen lẫn mùi tanh nồng của máu người cùng với 600 xác chết nằm la liệt trong chùa đã khiến vụ thảm sát này trở thành một trong những vụ thảm sát tồi tệ nhất trong cuộc chiến Trung Nhật khi đó.

Bị treo xác 3 ngày 3 đêm

Sau khi thực hiện những hành động tàn ác của mình tại chùa làng Tảo Trang, lính Nhật đã bắt giữ một số nhà sư và thanh niên đang tá túc tại chùa vì nghi những người này có liên quan tới tổ chức Quốc dân Đảng. Tuy nhiên, vì đây chỉ là những người dân bình thường nên những người bị bắt nên lính Nhật đã không thể khai thác được thông tin gì mà chúng mong muốn.

Người dân làng Tảo Trang trước khi cuộc thảm sát diễn ra

Mặc dù vậy, nhưng lính Nhật khi đó vẫn cho rằng đây là những đối tượng ngoan cố và cứng đầu. Vì thế để thị uy và cảnh cáo những người mà chúng cho rằng là thành viên của Quốc dân Đảng, đồng thời cũng để dằn mặt dân chúng, lính Nhật đã cho treo xác tất cả những nhà sư và một số thanh niên đã bị giết chết trong trận đột kích lên các thân cây hoặc các vách núi xung quanh ngôi làng. Chỉ sau 3 ngày 3 đêm, đến khi chính lính Nhật cũng không thể chịu đựng nổi mùi hôi thối bốc ra từ những xác chết đã đến ngày phân hủy đó, chúng mới cho người dân trèo lên gỡ xác chết xuống và đem chôn.

Vì có những người đã không còn người thân để chôn cất, cũng có những nhà sư không còn đầu để nhận diện nên người dân trong làng đã phải tiến hành đào những hố chôn tập thể. Theo những người còn sống sót trong làng Tảo Trang nhớ lại thì họ đã phải đào nhiều cái rãnh với chiều dài 20m và chiều rộng 5m để tiến hành chôn cất những người bị lính Nhật sát hại. Vì bản ghi chép cụ thể không được giữ lại nên con số ước tính về số nạn nhân bị chôn trong những chiếc hố này dao động từ 600 đến 700 người.

"Cần tìm kiếm và đi xuống mọi con đường có thể để tránh chiến tranh, mà chiến tranh vốn luôn luôn mang lại tang thương và những hậu quả nghiêm trọng cho mọi người." – một nhà sư còn sống sót trong vụ thảm sát tại ngôi làng Tảo Trang đã nói trong lễ kỷ niệm những nạn nhân xấu số sau khi chiến tranh thứ hai kết thúc.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phía Nhật Bản đã nhiều lần phủ nhận và bưng bít những vụ thảm sát với thường dân Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây tại chính ngay đất nước Nhật Bản, người ta lại tìm được những bài báo đăng tin về những vụ thảm sát này. Trong một số báo ra ngày 8/12/1945 của Thời báo tin tức Tokio có một chuỗi bài viết: “Hành vi tàn ác tại Nam Kinh”, trong đó nêu tội ác dã man của quân đội hoàng gia Nhật tại thành phố Nam Kinh vào năm 1937. Không những thế, cũng trong năm này một loạt những tờ báo nổi tiếng khác của đất nước mặt trời mọc cũng giật tít “ 20.000 đã chết tại Nam Kinh” hay “Tàn bạo quân đội Nhật” để nói lên hành vi tàn ác của quân đội Nhật tại Trung Quốc trong thế chiến thứ hai. “Có thể số liệu thống kê về người chết và bị thương ở hai bên Nhật Bản và Trung Quốc là khác nhau. Tuy nhiên, tội ác của quân Nhật trong thế chiến thứ hai thì không thể phủ nhận”- Một nhà sử học của Nhật cho biết.

Theo Nguoiduatin

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại