"Tè bậy" ngay dưới biển cấm ở hầm đường bộ

camnhung |

Quán nước mọc lên tự phát bên cửa hầm, địa điểm tập kết của những lái xe ôm hay nơi chất phế thải không sử dụng…

Quán nước mọc lên tự phát bên cửa hầm, địa điểm tập kết của những lái xe ôm hay nơi chất phế thải không sử dụng… là chuyện hàng ngày diễn ra tại nhiều hầm dành cho người đi bộ ở Hà Nội.

13 hầm đường bộ được triển khai xây dựng theo dự án thi công tuyến đường vành đai 3 (Mai Dịch – Linh Đàm) công trình do Ban Quản lý dự án Thăng Long – PMU Thăng Long (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư được đưa vào sử dụng từ năm 2003. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy hầm đường bộ ngoài chức năng chính dành cho người đi bộ, còn được “trưng dụng” vào nhiều mục đích khác nhau.

Ông Thành (45 tuổi) ở Mễ Trì Hạ, thường xuyên lưu thông trên tuyến đường Phạm Hùng- Khuất Duy Tiến cho biết: “Mỗi lần đi qua đường Phạm Hùng tôi lại thấy chướng mắt bởi sự lộn xộn xung quanh hầm đường bộ. Không biết người ta xây hầm để làm gì mà tình trạng cát sỏi, vật liệu xây dựng, hàng quán… cứ mọc lên quanh hầm không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn cản trở người đi bộ muốn qua đường.”

Hầm H9 trên đường Khuất Duy Tiến vừa xây dựng xong đã được sử dụng làm nơi nghỉ trưa của một số người.

Đi dọc tuyến đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến bắt gặp nhiều hầm đường bộ trong tình trạng đìu hiu. Hầm H2 gần cầu vượt nối giữa đường Phạm Hùng- Phạm Văn Đồng đã hoàn thiện nhưng vẫn “cửa đóng then cài”. Hầm đường bộ H6 trước cổng số 3 Trung tâm Hội nghị Quốc Gia lại được sử dụng để treo băng rôn, khẩu hiệu và làm nơi chứa đồ như gạch, ngói vỡ, những áp phích đã qua sử dụng…

Đầu đường Khuất Duy Tiến gần bùng binh lớn, hầm đường bộ H8 hướng lưu thông Phạm Hùng- Khuất Duy Tiến trong tình trạng cát sỏi chất đầy cửa hầm, trên tường là những số điện thoại quảng cáo các dịch vụ bắt khách…

Hầm H6 trước cổng số3 Trung tâm Hội nghị Quốc gia chưa hoàn thiện đưa vào sử dụng bị nhiều người biến thành chỗ sưởi ấm.

Không chỉ có những hầm “bỏ rơi” bị chiếm dụng vào những mục đích khác nhau mà ngay cả những hầm đang được lưu thông cũng bị người lao động chiếm làm địa bàn mưu sinh. Qua khảo sáttại hầm đường bộ Ngã Tư Sở, vẫn diễn ra hoạt động buôn bán bánh mỳ quanh cửa hầm.

Hầm đường bộ H3 trước cổng Bến xe Mỹ Đình lại trong tình trạng, các quán nước, xe ôm chờ khách, nơi hoạt động của những người đánh giầy trước cửa hầm, bao quanh hầm.

Trước tình trạng nhiều hầm đường bộ bị "bao vây", không ít người tham gia giao thông “tình nguyện” băng qua đường giữa những làn xe đông đúc thay vì đi qua hầm. Minh Chính, sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ: “Mình tuần nào cũng về quê phải đi qua hầm để sang bến bắt xe, tuy nhiên các quán nước ngồi bành trướng trước hai bên cửa hầm cản trở việc lưu thông, lái xe ôm luôn chèo kéo khách, tuôn ra những lời không hay khiến mình không thoải mái vì vậy mình chọn giải pháp băng qua đường có hơi hiểm nhưng như vậy nhanh và thoáng hơn”.

Dưới đây là một số hình ảnh Đất Việt ghi nhận về việc sử dụng hầm đường bộ sai mục đích:

Hầm H3 trước cổng bến xe Mỹ Đình thành nơi tụ tập các quán nước

lưu động, lấn chiếm vỉa hè và chỗ lên xuống hầm.

Cửa hầm thành nơi tụ tập của các bác xe ôm...

... và tập kết các xe ba gác, xe máy...

Đường xuống của hầm H6 trên đường Phạm Hùng chưa hoàn thiện còn là nơi

tập kết đồ phế thải

Cấm vẫn... "ấy" ngay trước cổng bến xe Mỹ Đình.

HầmH6 trước cổng Trungtâm Hội nghị Quốc giacòn được trưng dụng làm

nơi treo ap phich, pano quảng cáo, nhưng đã rách tả tơi.

Bên thành hầm H8 trênđường Khuất Duy Tiếndày dặc những số điện thoại

quảng cáo dịch vụ, dùng tạm những thanh tre rào xung quanh tường.

Trước cửa một số hầm còn bị biến thành nơi tập kết vật liệu xây dựng.

Theo Báo Đất Việt

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại