Mới nghe thì có vẻ kỳ lạ, nhưng dân làng Bishnoi ở phía Tây Rajasthan - Ấn Độ thể hiện sự hiếu khách khi họ đưa cho bạn thử một ít thuốc phiện.
Chủ nhà luôn có một ít thuốc phiện khô và khi khách tới họ sẽ nghiền nó thành bột trong một cái bát đồng. Sau đó cho thêm nước vào nhưng rất nhỏ giọt và lọc nhiều lần thông qua một cái sàng trước khi đặt ấm trên bếp lửa. Một lúc sau sẽ được một loại hỗn hợp được gọi là Amal. Nó sẽ được đổ vào một cái chén có tay cầm.
Thuốc phiện này được tán rất mỏng và đắng. Tuy nhiên, đối với người Bishnoi, “mời thuốc phiện” là một cử chỉ rất hào phóng và mến khách.
“Uống thuốc phiện” là một nghi thức dành cho du khách khi đến làng
Thuốc phiện đã chính thức bị cấm ở Ấn Độ từ lâu nhưng vẫn tồn tại lén lút ở một số nơi hay các giáo phái cổ xưa.
Năm 1730, hàng trăm người Bishnoi đã ngã xuống để ngăn những cây thuốc phiện không bị chặt hạ. Ngày nay, nhân dân vẫn tưởng nhớ sự cống hiến của họ để bảo tồn cây thuốc phiện và chính quyền thì nhắm mắt làm ngơ cho phép người dân sử dụng thuốc phiện cho các mục đích nghi lễ từ đám cưới cho đến tiếp đón khách lạ.
Người phụ nữ đang chuẩn bị những thứ cần thiết cho “bàn thuốc phiện”
Vào những ngày đám cưới, cha của cô dâu thường mời cha của chú rể thuốc phiện trộn nước ba lần, tức là sẽ uống ba ngụm thuốc phiện từ lòng bàn tay của ba người khác nhau.
Đối với các khách phương tây tới làng, để xóa tan sự nghi ngờ, người dân sẽ cho du khách uống một ngụm thuốc phiện từ chính tay chủ nhà.
Dân làng Bishnoi
Theo phong tục, người Bishnoi ngoài dùng thuốc phiện trong nghi lễ thì họ cũng rất kính trọng hươu cũng như bò, họ tin rằng chúng là tổ tiên của mình. Người dân không bao giờ ăn thịt bò, hươu và luôn bảo vệ chúng khỏi những tay thợ săn.
Kim Oanh
(Dịch)