SV châu Á nói về đề xuất thu phí lưu hành ô tô, xe máy ở VN

hoanghuyen |

Các SV châu Á xuất sắc tham gia Diễn đàn Sáng kiến tài năng lãnh đạo trẻ có những lý giải khá kín kẽ.

Ngày 13/1, 28 sinh viên Châu Á tài năng nhất của Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã cùng nhau thuyết trình, kiến nghị về các vấn đề đương đại trong khu vực và trên thế giới tại Diễn đàn Sáng kiến tài năng lãnh đạo trẻ (HYLI) lần thứ 11.

Cùng thảo luận

Các SV được lựa chọn dựa trên kết quả học tập xuất sắc, khả năng lãnh đạo và thành tích tham gia hoạt động ngoại khóa. 28 bạn trẻ được chia làm 4 nhóm cùng nhau thảo luận và thống nhất.Thông qua đó, các bạn đã đạt được sự đồng thuận chung về: Giao thông vận tải bền vững và tính lưu động, tìm kiếm giải pháp năng lượng bền vững, hướng tới cộng đồng hội nhập kinh tế, xây dựng cộng đồng an toàn.

Các SV đến từ nhóm đầu tiên cùng nhau trả lời câu hỏi làm sao để giao thông đáp ứng được yêu cầu của hiện tại và tương lai. Những SV này dẫn ra con số năm 2006, châu Á phát thải 19% khí CO2. Hiện tại con số này đã lên tới khoảng 30% khí CO2.

Các bạn SV tham dự diễn đàn

Trước câu hỏi của PV Dân trí về việc có nên áp dụng đề xuất thu phí lưu hành ô tô, xe máy để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện GTCC ở VN hay không, SV đại diện đến từ Nhật Bản cho biết: “Đây có thể là một phương án tốt, tuy nhiên trước đó cần tính toán kỹ lưỡng các phương tiện thay thế cho người dân".

SV Nhật Bản nhấn mạnh cần tính toán kỹ lưỡng các phương tiện thay thế cho người dân

Nhóm thứ hai, nhóm “Tìm kiếm giải pháp năng lượng bền vững” đặc biệt chú trọng đến năng lượng tái tạo và năng lượng thay thế. “Hi! Green Asia” là quyết tâm mà các bạn ấy muốn hướng tới. Ngoài các phương tiện thông tin đại chúng quen thuộc, các bạn SV khẳng định cần sử dụng mạng xã hội như kênh truyền tải các thông điệp chống biển đổi khí hậu.

SV Nguyễn Ngọc Quỳnh (HV Ngoại giao) đến từ đoàn Việt Nam đặt câu hỏi liệu Việt Nam đã sẵn sàng phát triển điện nguyên tử hay chưa. SV Hoàng Minh Thông (khoa Quan hệ quốc tế, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM) cho rằng việc phát triển điện nguyên tử VN cần cân nhắc rất kỹ.

Các thành viên của nhóm này cũng khẳng định từ sự cố rò rỉ phóng xạ nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản, châu Á đưa ra nhiều giải pháp. Nhật Bản cần thay đổi về mặt chính sách, chính phủ Nhật cố gắng xuất khẩu công nghệ điện nguyên tử sang các nước khác thì cũng phải xuất khẩu hệ thống quản lý rủi ro đi cùng với công nghệ.

Bốn đại diện của Việt Nam tham dự diễn đàn (Ảnh: Hồng Hạnh)

Trả lời câu hỏi về vấn đề hướng tới một cộng đồng hội nhập về kinh tế, Nguyễn Trường Song Pha - khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Ngoại thương TPHCM tổng kết: “Chúng ta vẫn còn lỗ hổng lớn trong bản thân trong các nước thành viên cũ và mới. Chưa thực sự bình đẳng kinh tế trong các nước thành viên. Cần phải ghi nhận lợi ích to lớn của hội nhập kinh tế.

Cần có một bên trung gian thứ 3 giải quyết những bất đồng thương mại của các nước thành viên, tăng cường tính đoàn kết và củng cố hơn nữa khả năng cạnh tranh của khu vực”.Các bạn trẻ cũng đặt ra mục tiêu hướng tới xây dựng một cộng đồng an toàn: Đảm bảo lương thực, đảm bảo an ninh, quản lý thiên tai,...

Niềm quyết tâm của SV đại diện cho 7 quốc gia châu Á

Hi vọng của một quốc gia trông mong rất nhiều vào những nhà lãnh đạo trẻ. Và những đại diện tham gia diễn đàn ngày hôm nay tuy chưa trực tiếp tham gia vào các hoạt động lãnh đạo đất nước nhưng đó là những bạn trẻ biết cách đặt câu hỏi để trưởng thành hơn và là lực lượng thúc đẩy những cải cách, đổi mới tích cực.

Theo Dantri.com.vn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại