BBC dẫn lời các nhân chứng cho hay, nhiều nạn nhân không muốn tới bệnh viện để điều trị do lo ngại rằng cảnh sát sẽ thẩm vấn họ. Saikat Kundu, một bác sĩ cứu chữa các nạn nhân tại bệnh viện Diamond Harbour, nói rằng hàng chục người đã chết vì tới bệnh viện quá muộn.
Tử thi của một nạn nhân được người thân khiêng vào nhà xác trong bệnh viện Diamond Harbour ở bang Tây Bengal, Ấn Độ hôm 15/12. Ảnh: AFP.
“Tình trạng sức khỏe của một số nạn nhân tồi tệ đến mức chúng tôi không có đủ thời gian để sơ cứu, truyền nước muối. Khi tới bệnh viện, nhiều người chỉ kịp thở thêm một hoặc hai nhịp rồi chết. Họ đã đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của vụ việc”, vị bác sĩ kể.
Anwar Hassan Mullah, một người dân, nói với kênh truyền hìnhNDTVrằng anh đưa 6 người tới bệnh viện và tất cả họ đều qua đời.
Chính quyền bang Tây Bengal ra lệnh điều tra những trường hợp tử vong. Cảnh sát đã bắt 10 người.
Ông Mamata Banerjee, Thủ hiến bang Tây Bengal, nói chính quyền sẽ trợ cấp tiền cho gia đình các nạn nhân và trừng trị những kẻ làm ra rượu tồi.
“Tôi sẽ trấn áp thẳng tay những người sản xuất và bán rượu bất hợp pháp”, ông nói.
Chết vì ngộ độc rượu là hiện tượng xảy ra thường xuyên tại Ấn Độ. Tại bang Tây Bengal và nhiều bang khác, người ta đổ rượu vào can hoặc chai và bán ở khắp nơi với giá rẻ. Thậm chí rượu tự nấu còn được bán trên cả tàu hỏa, xe buýt và những phương tiện giao thông công cộng.
Đối tượng tiêu thụ rượu tự nấu chủ yếu là người có thu nhập thấp. Người dân khẳng định những kẻ sản xuất và bán rượu chất lượng kém luôn hối lộ cảnh sát để họ không can thiệp vào công việc kinh doanh.
Theo Việt Linh
VNE