Cây bìm bìm: Bài học đắt giá nhất từ giống cây ngoại lai
Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng cho biết, hiện có khoảng 15.000 ha/55.000 ha rừng ở đây đã bị loại dây leo bìm bôi che phủ, trong đó rừng Sơn Trà 5.000 ha và rừng Hải Vân 10.000 ha. Ngoài ra, các khu rừng ở huyện Hòa Vang và Sa Pa (Lào Cai), Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vườn Quốc gia Bạch Mã... cũng đã phát hiện sự có mặt của cây này.
Lá cây Bìm bôi giống lá khoai lang nên có người gọi là cây Lang rừng hoặc cây Lá bạc, là loài dây leo gỗ rất to với đường kính thân có thể đến 8cm, leo cao khoảng 10m và có hoa hình phễu hay hình chuông màu vàng.
Các chiến sĩ tham gia tiêu diệt cây Bìm Bìm.Ảnh: N.T
Chim, thú gặm nhấm ăn rồi thải hạt đi khắp nơi giúp cây phát tán rộng hơn. Chúng leo đè lên các cánh rừng Thông, Keo lá tràm hay bất cứ cây thân gỗ nào để "chiếm đoạt" ánh sáng. Do tán lá rộng và dày đặc nên đã che kín không gian, khiến thảm thực vật bên dưới bị chết sau một thời gian thiếu ánh sáng.
Hơn nữa, lớp thực vật chết tạo nên lớp lá khô rất dễ gây cháy rừng. Một số vụ cháy rừng thông ở vùng rừng cấm Hải Vân trong những năm qua đều có liên quan đến loài Bìm bôi.
Loài dây leo nguy hiểm này có nguồn gốc từ Trung Quốc này phát triển rất nhanh, xanh tốt quanh năm và có hiệu suất quang hợp cao. Đây là loài thực vật xâm lấn nguy hiểm và chưa có biện pháp loại trừ triệt để làm mất cân bằng nghiêm trọng hệ sinh thái và ẩn họa nguy cơ cháy rừng cho cả khu vực.
Kẻ xâm lấn nguy hiểm có tên Mai Dương
Cây mai dương xuất hiện ở vùng hồ Thác Bà vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Đến nay, loài cây này đã có mặt hầu hết ở các vùng đất ven và bán ngập trên hồ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, nguồn nước cũng như hoạt động sản xuất của những người dân.
Một nông dân hống lại sự phát triển ồ ạt của cây mai dương bằng con dao phát và sức người nhỏ bé.
Nếu chỉ nhìn thoáng
qua, nhiều người dễ nhầm cây mai dương là cây xấu hổ nhưng trên thực tế
loại cây này nguy hại hơn rất nhiều. Chúng thường mọc thành từng lùm
lớn, nhiều gai và phát tán rất mạnh mẽ.
Tại những nơi chúng mọc lên hầu như các loại cây bản địa đều không thể tồn tại. Họa hoằn lắm cũng chỉ thấy một vài cây khác mọc vượt qua được tầng gai góc của chúng nhưng cũng chỉ còi cọc, không phát triển được. Hơn nữa, do có chứa chất mimosin (loại acid amin) có thể gây độc đối với nhiều loài, thân cây mai dương khi chết sẽ phân hủy tạo ra chất độc gây ô nhiễm môi trường nước rất mạnh.
Đến nay, mặc dù đã có rất nhiều biện pháp để tiêu diệt loại cây này được tiến hành, cách đơn giản nhất là chặt, nhổ, đốt nhưng cũng chỉ là giải pháp mang tính tạm thời bởi cây mai dương có khả năng sinh trưởng, tái sinh mạnh sau khi chặt hoặc đốt.
Nỗi lo từ loài "cỏ lạ" Trung Quốc trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Hiện nay, một loài cỏ lạ có xuất sứ từ Trung Quốc đang được trồng trái phép tại dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến nhiều người không khỏi giật mình, liệu đó có phải là một mầm mống đại họa khác
Loại cỏ Trung Quốc chưa cấp phép nhập khẩu đã được trồng trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Cuối tháng 5.2012, phát hiện nhà thầu trồng cỏ nhập khẩu, Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam(VEC) đã gửi thư cho đơn vị tư vấn Gestina Ingeneria (Tây Ban Nha) của dự án, yêu cầu đơn vị tư vấn giám sát rà soát, kiểm tra và cung cấp tài liệu tất cả các giống cây trồng bảo vệ mái taluy dự án.
Ngày 19.6.2012, ông Francisco Javier de Bonifaz, Tư vấn trưởng Tư vấn giám sát Công ty Getinsa Ingenireria, đã lần thứ hai gửi thư cho nhà thầu Quảng Tây, yêu cầu lập tức tạm dừng công tác trồng cỏ tại hiện trường bằng các giống cỏ nhập khẩu, hoặc bất kỳ vật liệu nào mà không có giấy phép nhập khẩu.
Tuy nhiên, dù tư vấn giám sát đã yêu cầu tạm dừng nhập khẩu, trồng cỏ và nhà thầu phải đưa ra các giấy tờ hợp lệ, chứng minh thông số an toàn, nhưng tới nay nhà thầu vẫn “phớt lờ”.
Nếu không có những biện pháp xử lý và quản lý chặt chẽ hơn thì khi những thực vật ngoại lai ấy phát triển rầm rộ, các phương án phòng ngừa và tận diệt của khoa học dường như thường trở nên quá muộn, nếu không muốn nói đến sự bất lực. Đừng giải quyết mọi việc khi sự đã rồi.