Sài Gòn với những tấm biển ấm lòng người qua đường

Lê Quyết |

Chủ nhân của những tấm biển này chỉ là ông già sửa xe, bác xe ôm hay anh may vá giày dép… nhưng ở họ lại đều có chung một tấm lòng muốn được chia sẻ, quan tâm với những mảnh đời xa quê mưu sinh ở thành phố phồn hoa, tráng lệ, phát triển bậc nhất cả nước.

“Tôi bán áo mưa từ năm 1989, thấy nhiều người dưới tỉnh lên thành phố không biết đường nên tôi làm tấm biển này để mọi người nhìn thấy dễ dàng đi đến bệnh viện Từ Dũ”, chú Nguyễn Văn Nam chủ nhân của tấm biển chia sẻ.

Đã gần 5 năm qua người đi đường quá quen thuộc với hình ảnh ông Tư bê bình nước trà đá ghi dòng chữ “Nước uống miễn phí” đặt trên một chân đế bằng sắt ở trên đường Võ Văn Tần, quận 3, TP.HCM
Đã gần 5 năm qua người đi đường quá quen thuộc với hình ảnh ông Tư bê bình nước trà đá ghi dòng chữ “Nước uống miễn phí” đặt trên một chân đế bằng sắt ở trên đường Võ Văn Tần, quận 3, TP.HCM

Ông Tư quan niệm, trong thời buổi khó khăn về kinh tế, nếu một ngày được uống trà đá miễn phí với người bán vé số, bác xe ôm, cô nhặt ve chai hay những đứa trẻ đánh giày… Số tiền đó đủ cho họ có được một hộp cơm qua ngày. Do sợ đổ ngã nên ông Tư dùng thêm dây ràng buộc cẩn thận xung quanh kèm theo 4 cái ca nhựa sạch bong để mọi người uống thấy an tâm về vệ sinh. 

Những hàng cây tuyệt đẹp của Sài Gòn sắp bị đốn hạ Những hàng cây tuyệt đẹp của Sài Gòn sắp bị đốn hạ

Người dân TP.HCM sẽ không còn được tận hưởng vẻ đẹp, bóng mát và không khí trong lành trên đường Tôn Đức Thắng và một số khu vực khác khi 500 cây xanh sắp bị đốn, bứng.

Những người ghé vào đây uống nước đủ thành phần, nhưng phần lớn vẫn là các chị ve chai, bán hàng rong, bác xích lô, cô cậu sinh viên hay những người quét rác…

Dù trời nắng hay mưa, 20 năm dòng người Sài Gòn quá nỗi thân quen với hình ảnh ông Phạm Văn Lương cùng bộ đồ nghề sửa xe bên vỉa hè để kiếm sống mưu sinh tại góc ngã tư đường Nguyễn Thị Minh Khai giao Cống Quỳnh, quận 1, TP.HCM
Dù trời nắng hay mưa, 20 năm dòng người Sài Gòn quá nỗi thân quen với hình ảnh ông Phạm Văn Lương cùng bộ đồ nghề sửa xe bên vỉa hè để kiếm sống mưu sinh tại góc ngã tư đường Nguyễn Thị Minh Khai giao Cống Quỳnh, quận 1, TP.HCM

Ông Lương luôn tự nhủ, mình cũng đâu giàu có nhưng dù sao mình đã may mắn hơn nhiều người nên cái gì giúp, chia sẻ được với mọi người thì tôi không nề hà. Chỉ tốn công mình chút xíu, chứ có hao hụt nhiều đâu. Mình thương, mình giúp người ta, sau này con mình ra đường cũng gặp được người tốt, người ta giúp đỡ lại.

Hằng ngày những ai đi ngang qua đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận đều bị thu hút bởi tấm biển Sửa giày dép miễn phí cho người bán vé số, xe ôm, ba gác, xích lô, người thu gom rác... của anh thợ sửa giày Lý Ngọc Bình (30 tuổi)
Hằng ngày những ai đi ngang qua đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận đều bị thu hút bởi tấm biển "Sửa giày dép miễn phí cho người bán vé số, xe ôm, ba gác, xích lô, người thu gom rác..." của anh thợ sửa giày Lý Ngọc Bình (30 tuổi)

Anh Bình luôn suy nghĩ: “Cũng là người nghèo khổ nên mình thấu hiểu người cùng cảnh, giúp được ai thì cứ giúp. Tuy cái nghề này không làm giàu được nhưng cũng đủ sống. Nhiều người còn khó khăn hơn mình nên có thể góp một chút công sức chia sẻ bớt đi một phần khó khăn để mọi người có thêm niềm vui, cảm thấy yêu cuộc sống hơn là mình thấy vui rồi”.

Những việc làm tuy chỉ là hành động nhỏ, giản đơn nhưng lại mang đến cho người được đón nhận một sự đồng cảm, chia sẻ, ấm lòng tình người giữa thành phố phát triển bậc nhất cả nước.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại