Quảng cáo "láo" về thực phẩm cần xử thật nặng

camnhung |

Quảng cáo không đúng sự thật là hành vi “lừa dối khách hàng” và không thể chấp nhận được.

“Tôi thấy đau xót và lo ngại cho người dân!” -PGS.TS. Trần Đáng - nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng đã phải thốt lên như thế trước thực trạng thực phẩm nhiễm độc như hiện nay.

PGS.TS. Trần Đáng

PGS.TS. Trần Đáng cho biết, ông cảm thấy thực sự đau xót và lo ngại cho người dân khi ngày ngày đi chợ, siêu thị mua đồ, họ không khỏi ái ngại, lo lắng thở than “ăn gì, mua gì bây giờ?”.

Đó cũng là điều dễ hiểu, bởi theo ông Đáng, ở các nước phát triển, mọi thực phẩm đều phải đạt an toàn 100% mới được phép lưu hành ngoài thị trường. Ví dụ, đối với sản phẩm thịt lợn, khi tung ra thị trường, người ta được quyền biết nó đã được nuôi ở đâu? Thụ tinh ở trại giống nào?... Còn ở nước ta, mọi thứ đều bất ổn. Đến như thịt gà, thịt lợn được đóng cả dấu kiểm dịch cũng chưa thể mang lại sự yên tâm cho người tiêu dùng, kể cả các sản phẩm được đóng gói rồi vẫn khiến không ít người lo ngại.

Bộ mặt thật của phẩm màu E102

Việc tìm thấy phẩm màu tổng hợp E102 trong các sản phẩm mỳ tôm, nước uống đóng chai... vừa qua càng gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng mất ATVSTP. Phẩm màu này tuyệt đối nó không giúp cải thiện được giá trị dinh dưỡng và ATVSTP, thậm chí nó còn gây chứng tăng động trẻ em, ung thư và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể (khẳng định của Cơ quan Quản lý và Thực phẩm Hoa Kỳ - FDA). Tuy nhiên, với các ưu điểm: Tạo màu bắt mắt (xanh, vàng, đỏ, chanh...); độ bền cao và giá thành rất rẻ, hóa chất độc hại này vẫn được các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ưa dùng.

Về tác hại, không chỉ gây chứng tăng động trẻ em, phẩm màu tổng hợp E102 còn có khả năng gây dị ứng; gây độc và ảnh hưởng rất lớn đến niêm mạc dạ dày, gan, thận, làm tăng bạch cầu; gây lên chứng lãnh cảm ở phụ nữ, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và kích cỡ dương vật ở nam giới...

Đối với người tiêu dùng, lời khuyên muôn đời là: “Hãy trở thành nhà tiêu dùng thông thái trong việc mua và lựa chọn sản phẩm”. Đặc biệt, đối với trẻ em và người có tiền sử bị dị ứng, không nên sử dụng các sản phẩm có chất tạo màu tổng hợp E102.

Phải xử lý thật nặng đơn vị quảng cáo láo

Có một thực trạng chúng ta phải thừa nhận là: Một trong những “thủ phạm” tiếp tay cho loại “tội phạm” này là các nhà quảng cáo.

Ông Trần Đàn lấy ví dụ: Chương trình quảng cáo sữa Cô gái Hà Lan trên Đài Truyền hình Việt Nam. Nếu đúng như những lời quảng cáo đó, trẻ em Việt Nam nếu không sử dụng sản phẩm này sẽ không thành người. Trong khi, thực chất đó chỉ là một loại sữa bò bình thường. Trẻ em nếu ăn quá nhiều còn bị quá tải thận, hư thận, không hấp thụ được. Mặt khác, sản phẩm này cũng chứa rất nhiều hocmon sinh trưởng, nhưng nó chỉ tập trung ở cơ bắp, xương khớp, chứ không có ở não bộ. Các phòng khám Đông Y Trung Quốc thì đua nhau quảng cáo chữa tận gốc bách bệnh, nhưng thực tế chưa chuyên gia y tế, bác sỹ nào dám khẳng định chữa khỏi hoàn toàn một loại bệnh nào trong số đó.

Ngoài ra, loại hình “Shopping TV”với những chiêu quảng cáo đầy hấp dẫn về đồ dùng phụ nữ, đồ dùng gia dụng trong gia đình... cũng phải nên chấn chỉnh lại, nếu không sẽ loạn quảng cáo, thậm chí trở thành “dịch bệnh quảng cáo”.

Nhung Le

Tổng hợp theo Pháp luật VN

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại