>> Lễ hội chém lợn: Vì sao người dân lại thích nhúng tiền vào máu?
>> Lễ chém lợn đẫm máu: Tổ chức AA đưa ra "bằng chứng" phản pháo
Sau khi Tổ chức Động vật Châu Á tiếp tục kêu gọi xoá bỏ nghi thức chém lợn ở làng Ném Thượng (nay là phố Thượng, phường Khắc Niệm, T.p Bắc Ninh) vì cho rằng đây là việc làm man rợ, bạo lực, một lần nữa khiến dư luận có nhiều ý kiến trái ngược.
Theo người dân phố Thượng, nghi thức chém lợn tế thánh giữa sân đình là để tưởng nhớ đến hành động của vị tướng Lý Đoàn Thượng (thời nhà Lý), khi đánh trận chạy đến vùng này đã chém lợn rừng nuôi quân.
Vì thế, các ý kiến cho rằng cần xóa bỏ nghi thức chém lợn giữa sân đình gây phản cảm tại lễ hội này khiến đa phần người dân không ủng hộ.
Người dân phố Thượng bày tỏ: “Nếu xóa bỏ nghi thức chém lợn giữa sân đình thì sẽ không còn điểm thú vị, đặc trưng bản sắc mà chỉ tại lễ hội chém lợn phố Thượng mới có…”.
Nghi thức chém lợn giữa sân đình (khoành tròn) tại lễ hội chém lợn phố Thượng từ 2013 đến nay không còn nữa.
>>> Clip: Lý giải của ông Nguyễn Đình Lợi – Bí thư Chị bộ, kiêm Chi hội trưởng Hội người cao tuổi phố Thượng:
Để làm rõ hơn về nghi thức chém lợn giữa sân đình, chúng tôi đã tìm đến người đầu tiên được tiến cử chọn làm “thủ đao” tại lễ hội này.
Người dân không còn thấy hào hứng nữa
Ông Nguyễn Đăng Chương (SN 1960) – một trong hai người đầu tiên được chọn làm “ông thủ đao” (năm 1999 và năm 2000) cho biết, lễ hội chém lợn dựa trên tích xưa để lại.
Nghi thức chém lợn giữa sân đình được coi là “màn trình diễn” ấn tượng độc đáo nhất tại lễ hội chém lợn Ném Thượng (phố Thượng ngày nay).
Ông Nguyễn Đăng Chương - người đầu tiên được chọn làm "ông thủ đao" chia sẻ với PV.
“Hai năm nay vì có những quan điểm khác nhau về việc chém lợn giữa sân đình gây phản cảm nên chúng tôi chỉ còn làm theo hình thức, không chém nữa.
Người dân chúng tôi vẫn muốn giữ được truyền thống và cái tích mà các cụ để lại. Từ khi bỏ nghi thức chém lợn đi, người dân không còn thấy hào hứng như những năm trước nữa” – ông Chương cho hay.
Cũng theo ông Chương, sau khi lễ hội được khôi phục, người dân trong làng rất phấn khởi, mong chờ đến hội. Nhưng từ khi nghi thức chém lợn được chuyển vào phía hậu cung, những "ông chủ đao" có vẻ như đã "thất nghiệp".
"Tính từ khi tôi là người đầu tiên được chọn là "thủ đao" đến nay (năm 2012), có trên 20 người được chọn vào vị trí này. Sau đó, anh em còn tổ chức thành nhóm hội "ông thủ đao" vẫn sinh hoạt với nhau thường xuyên.
Nhưng về sau anh em trong nhóm, người bệnh tật mất đi chỉ còn 20 người. Nhất là khi không cho chém giữa sân đình nữa nên anh em chản nản không sinh hoạt nhóm hội gì nữa" - ông Chương tâm sự.
“Ông thủ đao” đầu tiên cũng cho rằng, ông không có cảm giác “run sợ” trước những lần “khai đao” tại lễ hội.
“… Con lợn sinh ra để cho mình thịt, nó là bình thường. Chỉ có cái ở lễ hội rất đông, mình sợ dao dài, người dân hiếu kỳ xô đẩy, nhao vào lấy tiền quyệt máu lợn lấy may đầu năm mà nhỡ va chạm thôi…” – ông Chương nói.
>>> Xem thêm clip ông Nguyễn Đăng Chương nói về việc chém lớn:
"Chúng tôi thấy hơi tiếc"
Còn “ông thủ đao” vào năm 2007 Nguyễn Hữu Lực (SN 1961) cho hay: “Lễ hội truyền thống này là của dân, không của riêng ai cả. Mọi người thấy thế nọ thế kia nhưng tôi thấy nó bình thường.
Nếu bỏ đi phần hấp dẫn nhất của lễ hội thì chúng tôi thấy hơi tiếc. Vì những giá trị truyền thống của lễ hội đã không còn nguyên bản nữa”.
>>> Xem thêm clip “ông thủ đao” Nguyễn Hữu Lực tâm sự về lần chém lợn:
Ngày 30/1, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Chương – Phó Chủ tịch UBND phường Khắc Niệm bác bỏ thông tin cho rằng, năm 2014, tại lễ hội chém lợn phố Thượng vẫn diễn ra nghi thức chém lợn giữa sân đình.
Ông Chương cũng xác nhận, trong hai năm 2013 - 2014, lễ hội chém lợn phố Thượng không thực hiện nghi thức chém lợn giữa sân đình nữa mà chuyển vào hậu cung cắt tiết làm thịt như mổ lợn bình thường.
Từ năm 2013, nghi thức chém lợn giữa sân đình được chuyển về phía hậu cung (mũi tên).
>>> Xem clip lý giải của ông Nguyễn Văn Chương - Phó Chủ tịch UBND phường Khắc Niệm về việc dừng chém lợn giữa sân đình:
Lễ hội chém lợn phố Thượng được tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng hàng năm để tưởng nhớ đến thành hoàng làng.
Theo tín ngưỡng dân gian của vùng quê này, máu lợn trong lễ tế thánh tượng trưng cho sự sung túc, khả năng sinh sản, sức sống tràn trề, mùa màng bội thu.
Nên sau khi 2 “ông ỉn” bị chém phanh ra làm đôi và được kéo lê từng đoạn vòng quanh sân đình thì dân làng tranh nhau mang tờ tiền quệt vào máu lợn lấy may.