Theo Ban quản lý dự án thủy điện 3, hiện tượng nước chảy ra ở 3 vị trí phía hạ lưu đập là bình thường tại vị trí khe nhiệt (không phải khe nứt). Các dòng chảy ra phía hạ lưu đập và toàn bộ lượng thấm qua đập khoảng 30 lít một giây, nằm trong tầm kiểm soát, an toàn vận hành hồ chứa.
Nước chảy qua vết nứt đập chính thủy điện Sông Tranh 2 thành dòng như suối. Ảnh:Trí Tín.
Lời giải thích này bị cả chính quyền địa phương cùng các chuyên gia, nhà khoa học phản bác.
Giáo sư, tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Cố vấn mạng lưới sông ngòi Việt Nam,
nguyên phó tổng thư ký Hiệp hội sông Mê Kông khẳng định, về nguyên tắc
xây dựng đập thủy điện, các khe nhiệt ở giữa có lớp vật liệu đàn hồi dẻo
hoặc gioăng bằng đồng giãn nở, tuyệt đối không cho phép nước từ lòng hồ
rò rỉ qua khe nhiệt của thân đập.
Nếu đập chính thủy điện mà xuất hiện vết nứt, nước thẩm thấu chảy mạnh xuyên qua thân đập như ở Sông Tranh 2 thì rất nguy hiểm.
Vết nứt, rò nước chảy ở nhiều vị trí phía hạ lưu đập chính thủy điện sông Tranh 2. Ảnh:Trí Tín.
Giáo sư, tiến sĩ khoa học Phạm Hồng Giang, Chủ tịch
Hội đập lớn Việt Nam thì khẳng định: “Nứt, rò rỉ nước từ khu vực hồ chứa
ở thượng lưu xuyên qua thân đập về hạ lưu là điều tối kỵ trong xây dựng
đập.
Đây là hiện tượng xói ngầm, nếu không xử lý kịp thời để kéo dài dễ gây phá hỏng đập, nhất là vùng này nằm trong nền địa chất có đới đứt gãy hoạt động nên càng nguy hiểm".
Theo VnExpress