Nộ lệ kiểu mới ở châu Âu

annbui |

Các phần tử tội phạm ở Anh và Ai-len đang tìm cách đưa lao động nam ra nước ngoài làm việc như những nô lệ hiện đại.

Lao động “đen”

Tình trạng sử dụng "nô lệ" kiểu này đã được xác nhận tại 6 quốc gia châu Âu, trong đó có Thụy Điển, Na Uy và Bỉ. David Ellero, quản lí dự án chống buôn người của cảnh sát châu Âu Europol cho rằng số nạn nhân Anh lên tới hàng chục người.

Các băng nhóm chọn mục tiêu là những người đàn ông lang thang trên đường phố Anh, thường là dân vô gia cư hoặc nghiện ngập.

Họ được hứa hẹn một công việc nhiều tiền nhưng rồi đều bị đưa ra nước ngoài làm những công việc như rải nhựa, lát đường không công, may mắn mới có chút tiền bèo bọt.

Nhiều người Anh bị đưa ra nước ngoài làm phu rải đường không công.

Một nạn nhân bị đưa tới cảng Malmo (Thụy Điển) cho biết họ phải làm 14 tiếng một ngày và sống trong điều kiện tồi tệ nhưng chẳng dám bỏ trốn vì sợ không bảo toàn được tính mạng.

“Tôi từng thấy bọn chúng dùng cuốc để đe dọa. Tôi cũng thấy nhiều người bị đánh đập. Chính bản thân tôi cũng suýt bị đẩy ra ngoài khi xe đang chạy. Tình hình rất căng thẳng. Bạn chỉ có thể ngồi đợi việc tiếp theo đến với mình”, anh này nói.

Tội ác kép

Cao ủy đặc trách các vấn đề đối nội của châu Âu, bà Cecilia Malmstrom, lo ngại rằng đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Theo một báo cáo tại Thụy Điển năm 2010, các "nô lệ" thường không dám báo rằng mình là nạn nhân của các vụ buôn người bởi họ không có niềm tin vào pháp luật và sợ bị trả thù.

Một báo cáo mật khác của cảnh sát Thụy Điển cho thấy đây là một món hời cho bọn tội phạm. Các băng nhóm Thụy Điển thu được khoảng 3 triệu bảng/năm nhờ vào loại hình “lao động đen” này.

Năm 2007, cảnh sát Na Uy ước tính rằng các nhóm tội phạm tại nước này đã thu được hơn 11 triệu bảng trong vòng 1 năm. Vấn đề “lao động đen” tại Na Uy nghiêm trọng đến nỗi cảnh sát phải tìm các hướng giải quyết mới.

Theo ông Ellero, đây là tội ác kép. Những tên tội phạm vừa bóc lột triệt để nạn nhân lại vừa chiếm đoạt tiền công của họ.

“Đây là một tội ác và là một hình thức nô lệ kiểu mới”, bà Malmstrom nói, “Họ đều là những người đang trong cảnh khốn khó, nhất là vào thời điểm kinh tế tồi tệ như hiện nay. Nhiều người bị mất việc, mất nhà và bị gia đình ruồng bỏ. Chúng ta phải hành động mạnh mẽ hơn những gì từng làm”.

Theo Bee

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại