Những người Việt "ngọng nghịu" ưa dùng ngoại ngữ

daquynh |

Từ trẻ con tới người lớn dường như ai cũng sính dùng ngoại ngữ trong những câu nói giữa đời thường.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ hội nhập mạnh mẽ, nhiều nét văn hóa mới lạ từ những đất nước xa xôi đã nhanh chóng hòa vào dòng chảy văn hóa bất diệt của dân tộc vốn tồn tại từ ngàn năm nay. Theo đó, người Việt cũng có cơ hội tiếp xúc với nhiều ngoại ngữ mới, bởi ngôn ngữ chính là nhân tố dọn đường cho các nền văn hóa giao thoa với nhau.

Người Việt ngày nay không còn xa lạ với món Susi của Nhật Bản, đã quen với đồ ăn nhanh – "đặc sản" của những đất nước tư bản… Dân mình không mất quá nhiều thời gian để làm quen với những cái mới nhưng đồng thời cũng đang quên dần đi tiếng mẹ đẻ của mình trong quãng thời gian rất ngắn bằng chứng là…

Ngoại ngữ len lỏi trong mọi ngóc ngách của đời sống…

Ngày nay, dù là ở phố hay nông thôn, phần lớn các bậc phu huynh đều mong muốn con em mình “nói tiếng nước ngoài như gió”. Bởi lẽ đó nhiều em nhỏ ngay từ nhỏ đã bị “ép” đến các lớp học tiếng Anh bằng mọi giá. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng thích học tiếng Anh và không phải bậc cha mẹ nào cũng ý thức giữ gìn tiếng mẹ đẻ cho con cái mình. Tiếng Anh và tiếng Việt vì thế mà “cứ được nói loạn xì ngậu ngay từ nhỏ”.

Bằng chứng là nhiều em nhỏ thay vì nói hai tiếng “Xin lỗi” hay “Cảm ơn” lại chỉ nói “Sorry/Thank you!” một cách rất hồn nhiên. Và không riêng gì trẻ em, người lớn còn mắc nhiều lỗi trầm trọng hơn. Nhiều câu nói giao tiếp giản đơn trong đời sống hàng ngày trở nên lạ lẫm, độc đáo hơn nhờ những từ ngữ đi vay, đi mượn rất vô duyên.

nhung-nguoi-viet-ngong-nghiu-ua-dung-ngoai-ngu
Những tấm biển quảng cáo, những dòng chữ thông báo bằng tiếng Anh tràn ngập phố phường.

Một bằng chứng hiển hiện rõ ràng giữa đời sống thường nhật là những biển hiệu được viết nửa Tây nửa ta. Đi giữa đường phố Hà Nội những tấm biển Sale off (đại hạ giá), New Arrival (hàng mới về)… xuất hiện tràn ngập các con phố. Lâu dần người ta cũng quên đưa ra thông báo của mình bằng quốc ngữ bởi như thế là không Tây, là không thời thượng, là tự làm mình cũ kỹ đi hàng chục năm.

… Và đâm rễ cọc vào đời sống văn hóa văn nghệ…

Tiếng Việt du dương nhiều thanh âm là thế nhưng ngày nay một bộ phận giới trẻ không thích nghe những ca khúc thuần Việt bởi theo họ như thế là không hiện đại. Chỉ cần chêm một câu “Sa rang hê yo”, “I’m stupid”… các ca khúc dường như tăng thêm nhiều sức hút đối với các bạn trẻ.

Ngoại ngữ không chỉ can thiệp vào dòng nhạc thị trường mà tại những sân chơi, những cuộc thi lớn, người ta cũng ưu ái hát các ca khúc nước ngoài hơn. Cụ thể tại sân chơi “Giọng hát Việt 2012”, có tới 95% số ca khúc được chọn trong vòng đối mặt được viết bằng tiếng Anh, hiếm hoi lắm khán giả mới có cơ hội được nghe, được hiểu một bài hát bằng tiếng mẹ đẻ.

“Những người ngọng” thích nói tiếng Tây

Tiếng Tây, tiếng Tàu ngày càng được ưu tiên sử dụng trong mọi ngóc ngách của đời sống theo một cách không chính thống. Ngày hôm nay, chưa ai có thể buộc tội những người thích dùng ngoại ngữ một cách vô ý thức là đã quên tiếng mẹ đẻ nhưng những cá nhân này ngày qua ngày lại đang phủ những lớp bụi mờ lên kho tàng ngôn ngữ của dân tộc.

Và không phải cứ sử dụng tiếng Tây, tiếng Tàu con người ta mới không bị cũ kỹ. Hãy nhìn những biển hiệu bằng tiếng nước ngoài mắc những lỗi sai chính tả đầy ngớ ngẩn, hãy cữ nghe những ca từ nước ngoài hết sức ngọng ngịu… sẽ thấy người Việt nực cười thế nào khi quá lạm dụng tiếng nước ngoài mà lãng quên tiếng mẹ đẻ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại