Những người “cuối cùng” giữ nghề xưa cũ sắp thành dĩ vãng

Đình Phong |

Ông cụ hơn 80 tuổi vẫn cặm cụi viết thư tay thuê ở bưu điện, người vẽ tranh truyền thần cuối cùng hay ông Châu thợ rèn...là những người lưu giữ nghề hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn.

Mặc dù đã 84 tuổi nhưng ông Dương Văn Ngộ hàng ngày vẫn ngồi ở Bưu điện TP.HCM để viết thư tay, dịch thư tiếng Anh, tiếng Pháp cho khách.

Mặc dù đã 84 tuổi nhưng ông Dương Văn Ngộ (SN 1930) hàng ngày vẫn ngồi ở Bưu điện TP.HCM để viết thư tay, dịch thư tiếng Anh, tiếng Pháp cho khách. Ông từng học trường Petrus Ký, lấy bằng trung học Pháp năm 22 tuổi và gia nhập đội ngũ nhân viên Bưu điện Sài Gòn.

Hàng ngày ông đạp xe từ Thị Nghè đến Bưu điện để làm việc từ 8 giờ sáng đến 16 giờ chiều. Hình ảnh ông lão, tóc bạc trắng cặm cụi viết thư tay cho khách trở nên quá quen thuộc với người dân Sài thành.

Hàng ngày ông đạp xe từ Thị Nghè đến Bưu điện thành phố để làm việc từ 8 giờ sáng đến 16 giờ chiều mất khoảng 20 phút. Hình ảnh ông lão, tóc bạc trắng cặm cụi viết thư tay cho khách trở nên quá quen thuộc với người dân Sài thành hơn 30 năm qua.

Ông được báo chí nước ngoài, trong nước gọi là “người viết thư tình xuyên thế kỷ”, “người nối thế giới bằng những lá thư tay” và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là “người viết thư thuê lâu nhất Việt Nam”. Ông cũng xuất hiện trên nhiều trang báo nước ngoài như Toronto Star (Canada), Spiegel (Đức).

Ông được mọi người gọi là “người viết thư tình xuyên thế kỷ”, “người nối thế giới bằng những lá thư tay” và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là “người viết thư thuê lâu nhất Việt Nam”. Ông cũng xuất hiện trên nhiều trang báo nước ngoài như Toronto Star (Canada), Spiegel (Đức).

Ông tỉ mẩn với công việc viết và dịch thư nước ngoài.

Ông tỉ mẩn với công việc viết và dịch thư bằng tiếng Pháp, tiếng Anh. Ông tâm sự, còn khỏe ngày nào thì ông còn phục vụ công chúc ngày đó.

Ở góc phố nhỏ trên đường Điện Biên Phủ (TP.HCM), hình ảnh ông Từ Hoa Lợi miệt mài vẽ tranh truyền thần để lại ấn tượng. Ông được coi là người cuối cùng vẽ tranh truyền thần ở Sài Gòn.

Còn ở góc phố nhỏ trên đường Điện Biên Phủ (TP.HCM), hình ảnh ông Từ Hoa Lợi miệt mài vẽ tranh truyền thần để lại ấn tượng. Ông được coi là người cuối cùng vẽ tranh truyền thần ở Sài Gòn.

Gắn bó với nghề hơn 50 năm trong đó 23 năm vẽ tranh truyền thần ở Sài Gòn, ông Lợi cho biết ngày xưa loại hình này nhiều người làm nhưng cho đến nay chỉ có duy nhất ông còn bám nghề này. Ông tâm sự: “Vì yêu nghề nên hàng ngày vẫn ngồi đây vẽ cho khách, tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ làm nghề khác”.

Gắn bó với nghề hơn 50 năm trong đó 23 năm vẽ tranh truyền thần ở Sài Gòn, ông Lợi cho biết ngày xưa loại hình này nhiều người làm nhưng cho đến nay chỉ có duy nhất ông còn bám nghề này. Ông tâm sự: “Vì yêu nghề nên hàng ngày vẫn ngồi đây vẽ cho khách, tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ làm nghề khác”.

Công việc của ông hàng ngày là vẽ lại những bức hình đã quá cũ, khó khôi phục hoặc vẽ nhân vật qua trí nhớ miêu tả người thân hoặc có người yêu cầu ông vẽ lại khuôn mặt thời thanh xuân của mình để giữ kỷ niệm. Được biết mỗi bức hình của ông mất khoảng 3-5 tiếng để hoàn thành.
Công việc của ông hàng ngày là vẽ lại những bức hình đã quá cũ, khó khôi phục hoặc vẽ nhân vật qua trí nhớ miêu tả người thân hoặc có người yêu cầu ông vẽ lại khuôn mặt thời thanh xuân của mình để giữ kỷ niệm. Được biết mỗi bức hình của ông mất khoảng 3-5 tiếng để hoàn thành.
Ở Sài Gòn tiệm hớt tóc ngày càng thưa thớt nhường chỗ cho salon, quán cắt gội với nhiều dụng cụ hiện đại. Tiệm cắt tóc nhỏ chỉ gồm chiếc gương, chiếc ghế cũ với dụng cụ đơn giản của ông Nguyễn Văn Tuấn (62 tuổi) trên đường Tôn Đức Thắng là một trong những tiệm hớt tóc vỉa hè hiếm có ở Sài Gòn.

Nếu ở Hà Nội tiệm cắt tóc vỉa hè là phổ biến thì ở thành phố Hồ Chí Minh thì khó có thể tìm thấy. Tiệm hớt tóc xưa vắng bóng nhường chỗ cho salon, quán cắt gội với nhiều dụng cụ hiện đại. Hình ảnh ông Nguyễn Văn Tuấn (62 tuổi) trên đường Tôn Đức Thắng với tiệm cắt tóc nhỏ chỉ gồm chiếc ghế, gương và kéo là một trong những điều ấn tượng về nghề hiếm hoi này.

Ngày nào cũng vậy, ông đạp xe ra góc phố này để làm công việc yêu thích của mình. Suốt 20 năm nay ông gắn bó với chiếc kéo, tông – đơ, dao cạo…dường như không thể bỏ được. Khách hàng của ông chủ yếu là những người lao động bình dân, người lớn tuổi.

Ngày nào cũng vậy, ông đạp xe ra góc phố này để làm công việc yêu thích của mình. Suốt 20 năm nay ông gắn bó với chiếc kéo, tông – đơ, dao cạo…dường như không thể bỏ được. Khách hàng của ông chủ yếu là những người lao động bình dân, người lớn tuổi.

Một trong những nghề sắp đi vào dĩ vãng ở Sài Gòn là thợ rèn và mài dao. Ông Lê Văn Châu (63 tuổi, chợ Nhật Tảo, Quận 10) làm thợ rèn hơn 30 năm nay. Ở tuổi này, ông cùng vợ vẫn đều tay quai búa còn đỏ lửa. Gắn bó với bụi bặm, bếp lửa, búa, đục vất vả nhiều năm nhưng vợ chồng ông Châu vẫn bám nghề “không còn được phổ biến” này ở đất Sài Gòn này.

Một trong những nghề sắp đi vào dĩ vãng ở Sài Gòn là thợ rèn và mài dao. Ông Lê Văn Châu (63 tuổi, chợ Nhật Tảo, Quận 10) làm thợ rèn hơn 30 năm nay. Ở tuổi này, ông cùng vợ vẫn đều tay quai búa còn đỏ lửa. Gắn bó với bụi bặm, bếp lửa, búa, đục vất vả nhiều năm nhưng vợ chồng ông Châu vẫn bám nghề “không còn được phổ biến” này ở đất Sài Gòn.

Do cuộc sống khó khăn nên đây cũng là nghề kiếm thu nhập chính cho hai ông bà. Bà Nguyệt (vợ của ông Châu) cho biết, sẽ tiếp tục làm nghề này được ngày nào hay ngày ấy.
Do cuộc sống khó khăn nên đây cũng là nghề kiếm thu nhập chính cho hai ông bà. Bà Nguyệt (vợ của ông Châu) cho biết, sẽ tiếp tục làm nghề này được ngày nào hay ngày ấy.
Do cuộc sống khó khăn nên đây cũng là nghề kiếm thu nhập chính cho hai ông bà. Bà Nguyệt (vợ của ông Châu) cho biết, sẽ tiếp tục làm nghề này được ngày nào hay ngày ấy.

Còn đối với ông Tư Lúa (60 tuổi) lại gắn cuộc đời mình với những con dao, cái kéo. Nhiều năm nay ông rong ruổi đạp xe khắp các con phố để làm nghề mài dao, kéo. Ông tâm sự: "Nghề này đã có từ lâu nhưng giờ hiếm lắm, chẳng còn ai làm nữa. Hàng ngày đến các khu vực chợ Bình Triệu, Thanh Đa, Bà Triệu để làm, ngày nào đông khách thì được 100 nghìn/ngày".

Ông lão viết thư tiếng Anh, Pháp thuê ở Bưu điện, ông Từ Hoa Lợi vẽ tranh truyền thần, vợ chồng ông Châu thợ rèn hay ông Tư Lúa…có thể là những người “cuối cùng” vẫn đang gìn giữ nghề sắp đi vào dĩ vãng ở Sài Gòn.
Ông lão viết thư tiếng Anh, Pháp thuê ở Bưu điện, ông Từ Hoa Lợi vẽ tranh truyền thần, vợ chồng ông Châu thợ rèn hay ông Tư Lúa…có thể là những người “cuối cùng” vẫn đang gìn giữ nghề sắp đi vào dĩ vãng ở Sài Gòn.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại