Những ngôi nhà kì dị trên phố Hà Nội

vytran |

Nhà "siêu mỏng", "siêu méo" tại Hà Nội đang trở thành “rác đô thị”.

Những ngôi nhà kì dị với đủ các hình dáng "siêu mỏng", "siêu méo", móp dưới phình trên mọc lên như "nấm sau mưa" mỗi khi có một tuyến đường mới mở.

Đầu năm 2003, khi phố Đào Tấn được mở, thì những ngôi nhà "siêu mỏng" tại đây đã mọc lên và là một trong những khu phố đầu tiên ở Hà Nội có kiểu kiến trúc đặc biệt này.

Vài năm sau, người dân Hà Nội dường như không còn xôn xao với dàn nhà siêu mỏng giữa phố ĐàoTấn vì đã xuất hiện những nhà siêu phẳng ở Xã Đàn. Bây giờ, không ai còn bất ngờ với chuyện ấy nữa, bởi mỗi khi có tuyến đường mới được mở ra, những ngôi nhà với đủ các hình dáng, kích cỡ "kì dị" lại được xây chớp nhoáng.

Dạo quanh một vòng các phố như Lê Văn Lương kéo dài, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, chân cầu Vĩnh Tuy, nhiều ngôi nhà với đủ hình dáng mọc lên, mà về "độ kì dị" thì mấy ngôi nhà ở phố Đào Tấn cũng phải… ngại.

Thực ra, chủ nhân của những ngôi nhà này cũng không hề hào hứng với cuộc sống chật chội, bí bách ở đây. Nhưng tất cả đều không ai muốn rời đi, vì vị trí nhà ở mặt đường, rất thuận lợi cho việc kinh doanh của gia đình. Nhiều nhà chật đến mức còn không có chỗ kê đồ. Sạp hàng phải kê ra đường, phần trong nhà chỉ đủ làm chỗ ngồi nghỉ. Tầng 2, 3 chồng lên và nhô ra làm kho chứa đồ. Cá biệt, có ngôi nhà "siêu mỏng" ở chân cầu Vĩnh Tuy chưa đến 3m2 nhưng lại chung đến 2 biển quảng cáo, vừa bán bánh mỳ vừa bán thuốc Tây.

Chùm ảnh nhà "siêu mỏng", "siêu méo" ở Hà Nội:

Nhà "siêu mỏng" ở chân cầu Vĩnh Tuy

Nhà mỏng đến mức còn không đủ vững để xây chồng tầng trên

Một nhà "siêu mỏng" vừa kinh doanh bánh mỳ vừa treo biển bán thuốc (Ảnh chụp tại chân cầu Vĩnh Tuy)

Nhà "siêu mỏng" kinh doanh café bất động sản tại đường Lê Văn Lương. Tầng 1 nhà chỉ đủ kê một quầy pha chế. Muốn ngồi café thì phải ngồi vỉa hè.

Nhà "siêu mỏng" ở đường Trường Chinh. Nhà chỉ đủ để kê một kệ để hàng. Đã kê hàng thì người bán chỉ còn chỗ ngồi ngoài đường để bán.

Nhà "siêu mỏng" ở đường Tây Sơn

Tại phố Đào Tấn

Những ngôi nhà "siêu mỏng" ở Đào Tấn đã mọc lên và là một trong những khu phố đầu tiên ở Hà Nội có kiểu kiến trúc đặc biệt này. Hiện nay, dãy nhà này vẫn là một... "điểm nhấn" cho phố Đào Tấn.

Trên phố Lạc Long Quân

Tại đường Khuất Duy Tiến, nhà siêu mỏng đang được xây cấp tốc khi đường mới được mở

Phó chủ tịch UBND thành phố Phí Thái Bình vừa chỉ đạo các quận huyện rà soát, phân loại, lập danh mục nhà siêu mỏng cần giải tỏa, thu hồi đất, báo cáo UBND thành phố trước 15/2.Với những nhà siêu mỏng tồn tại trước tháng 2/2005 (khi có quy định về diện tích đất nhỏ hẹp), UBND thành phố vẫn áp dụng biện pháp thu hồi đất theo đúng quy định của luật hiện hành, để đảm bảo mỹ quan đô thị.Các quận huyện sẽ rà soát, phân loại địa chỉ cần thu hồi, xây dựng phương án, tiến độ giải phóng mặt bằng theo đúng quy định, đảm bảo lợi ích của người bị thu hồi và đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng phần diện tích sau giải phóng mặt bằng.

Với những trường hợp siêu mỏng, siêu méo tồn tại sau tháng 2/2005, các quận huyện phải thực hiện nghiêm túc công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, xác định cụ thể địa chỉ cần thu hồi và tổ chức việc thu hồi theo đúng quy định.Trước đó, chiều ngày 24/12/2010, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội và các quận huyện cùng mổ xẻ phương án xử lý nhà siêu mỏng và quyết định dỡ bỏ hoàn toàn gần 300 ngôi nhà hình thù kỳ dị đang làm mất mỹ quan đô thị

Theo con số mà Sở Xây dựng đưa ra, toàn thành phố đã tồn tại 172 trường hợp nhà không đủ tiêu chuẩn xây dựng. Các trường hợp này xuất hiện sau khi giải phóng mặt bằng. Theo thống kế, hiện có 84 trường hợp "siêu mỏng" xây dựng trước năm 2005 và 95 trường hợp xây dựng sau năm 2005.Tuy nhiên, số liệu báo cáo của các quận huyện lại vượt xa số thống kê của cơ quan quản lý chuyên ngành, lên tới gần 300 trường hợp.

Theo VietNamNet

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại