Những di tích ở Mỹ Sơn, đã chứng tỏ có nền văn minh rực rỡ của dân tộc Chăm cách đây hơn ngàn năm. Cho đến bây giờ, vẫn chưa có lời giải đáp về những kỹ thuật xây dựng, chế tác đó, dù biết bao phương tiện khoa học đã vào cuộc và những nhà khảo cổ của thế giới đã lưu tâm nghiên cứu.
Mỹ Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 70 Km, là một thung lũng, bên trong có hơn 70 cụm thờ phụng của dân tộc Chăm. Theo những bia ký còn đọc được, Mỹ Sơn đã được các vua Chăm cho xây dựng đền thờ và lăng tẩm từ thế kỷ IV, liên tục với nhiều phong cách khác nhau, mãi đến ngày suy tàn vào thế kỷ XIII. Mỹ Sơn được người Pháp phát hiện vào năm 1885, sau đó nhà khảo cổ Henri Parmentier, đã khai quật và báo cáo trước thế giới vào năm 1904.
Cùng chiêm ngưỡng nét đẹp, cổ kính của nét di tích Thánh địa Mỹ Sơn:
Các ngôi tháp Chăm ở Thánh địa Mỹ Sơn.
Tượng thần Shiva được tạo tác xung quanh các ngôi tháp, bức tượng này được các nhà nghiên cứu phục hồi lại sau khi Pháp ném bom phá.
Tượng thần Shiva bị mất đầu do thực dân Pháp lúc bấy giờ lấy phần đầu và mang về nước. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thì do thực dân Pháp không muốn người dân ở đây thờ thần Shiva nên phá hỏng tượng thần bằng cách lấy đầu và mang về nước.
Tượng thần Shiva trong thế nhiều tay.
Một cái đầu duy nhất của tượng thần Shiva còn sót lại ở thành địa Mỹ Sơn.
Cửa sổ có ba chắn dọc, tượng trưng cho ba vị thần cao nhất của người Chăm.
Người Chăm thời xưa đã biết cách tạo hình người giống thật.
Và cả những con vật.
Hay cả hoa văn họ cũng biết cách tạo tác một cách sinh động và uyển chuyển.
Linga – thờ sinh thực khí nam.
Những viên gạch độc đáo, trải qua hàng nghìn năm nhưng những viên gạch này vẫn còn nguyên dạng, và không cần chất kết dính những viên gạch với nhau, nhưng lại có độ bền cao. Đến giờ đây vẫn còn là điều bí ẩn đối với các nhà khoa học.
Họ đã biết tạo ra hình khối, đường thẳng, khi đối xứng hài hòa, nhưng đôi lúc lại không phải là đối xứng.
Bom B52 là nguyên nhân của Pháp là nguyên nhân khiến các công trình độc đáo ở đây bị đổ tàn.