Triển lãm do Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ngãi và Hội Nhiếp ảnh TP.HCM phối hợp tổ chức diễn ra từ ngày 7 – 12/4 tại Hội Nhiếp ảnh TP.HCM sau đó mang về trưng bày trong chương trình Tuần lễ Biển Đảo (diễn ra từ ngày 24/4 - 4/5) tại Quảng Ngãi.
Trong đó điểm nhấn là Lễ khao lề thế (tế) lính Hoàng Sa được tổ chức trong 2 ngày 27 và 28/4 tại huyện đảo Lý Sơn với nhiều lễ thức như: Lễ cầu siêu, thả đèn hoa đăng, đua thuyền tứ linh trên biển, lễ cung nghinh linh vị lính Hoàng Sa; lễ tế lính Hoàng Sa; lễ thả thuyền tế lính Hoàng Sa… do chính ngư dân huyện đảo Lý Sơn thực hiện.
Được biết, đây là lần đầu tiên Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ngãi và Hội Nhiếp ảnh TP.HCM phối hợp tổ chức một triển lãm quy mô như lần này.
PV giới thiệu cùng bạn đọc một số tác phẩm được trưng bày tại triển lãm.
Rước linh vị - Ảnh: Huỳnh Thế.
Tế lễ - Ảnh: Bảo Anh.
Lễ khao lề tế lính Hoàng Sa - Ảnh: Đăng Lâm.
Gọi biển - Ảnh: Lê Văn Sơn.
Đổ đường phổi - Ảnh: Nguyễn Văn Đảnh.
Đường giao thông trên đảo Lý Sơn -Ảnh: Thanh Long.
Hoa tỏi -Ảnh: Hoàng Huy Thông.
Làm đường phèn -Ảnh: Lê Minh Thể.
Một góc khu công nghiệp Dung Quất -Ảnh:Nguyễn Tấn Khâm.
Hải đội Hoàng Sa được thành lập từ hồi Quốc Sơ, tức là thời các chúa Nguyễn đầu tiên (vào khoảng trước năm 1631 đến năm 1634). Căn cứ vào sử liệu để lại, các nhà nghiên cứu cho rằng Hải đội Hoàng Sa xuất hiện lần đầu tiên vào thời kỳ chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Có ý kiến còn cho rằng, chúa Nguyễn Phúc Nguyên chính là người đã lập ra Hải đội Hoàng Sa - một hình thức khai phá, xác lập và thực thi chủ quyền hết sức độc đáo trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông của nhà nước phong kiến Việt Nam. Nơi khai sinh ra Hải đội Hoàng Sa qua ghi chép của Lê Quý Đôn và tất cả các nguồn sử liệu đều xác nhận: Hải đội Hoàng Sa được thành lập trên cơ sở tuyển chọn 70 dân đinh xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.