Những hình ảnh bộc lộ rõ sự hoang tàn của Thuận Kiều Plaza

Pha Lê |

Sau gần 20 năm tồn tại, từ một nơi sầm uất, náo nhiệt, Thuận Kiều Plaza nay đã trở nên vắng lạnh, thiếu “hơi người”.

Thuận Kiều Plaza do Công ty Xây Dựng Thương Mại Sài Gòn 5 (hiện nay là Tổng Công Ty Địa Ốc Sài Gòn – Resco) và Công ty Kings Harmony Intl Ltd., thông qua hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh cùng xây dựng và khai thác.

TTTM này nằm ở quận 5 của Tp.HCM là một trong những cao ốc đa phức hợp đầu tiên được xây dựng, từng được xem là điển hình cho kiến trúc tổng hợp gồm cư trú, vui chơi giải trí, mua sắm, ăn uống và thể thao.

Công trình gồm 3 tháp, mỗi tháp có 33 tầng, trong đó có khu TTTM, 648 căn hộ và các công trình tiện ích khác như hồ bơi, khu giải trí, nhà xe…

Tuy nhiên, sau gần 20 năm tồn tại, từ một nơi sầm uất, náo nhiệt, TTTM này đã trở nên vắng lạnh, thiếu “hơi người”.

Theo nhiều người dân sống quanh khu vực này cho biết, nguyên nhân của sự hoang vắng như thế là vì dự án này ngay từ khi đưa vào sử dụng đã “dính” nhiều tin đồn.

Đầu tiên là việc Thuận Kiều Plaza giống như hình một con thuyền với 3 ống khói lớn ở trên.

Nhưng con thuyền này không sự chắc chắn, vững vàng. Thân thuyền quá nhỏ, kết cấu bằng các đường nét mảnh dẻ mà ống khói quá to tạo cảm giác nặng nề, dễ bị chìm do mất cân đối.

Sau đó là giả thuyết ba tòa tháp Thuận Kiều Plaza mang hình hài của ba cây nhang. Người xây dựng nó chỉ với chủ đích là “trấn” vượng khí của khu Chợ Lớn không cho thoát ra ngoài.

Giả thiết cuối cùng đáng sợ nhất nhưng được truyền miệng nhiều nhất là Thuận Kiều Plaza bị yểm bùa!

Chính vì vậy nên số hộ dân ở cực kỳ thưa thớt, người sở hữu căn hộ đã thi nhau rao bán nhiều năm qua nhưng càng giảm giá thì càng khan hiếm người mua.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành lại bác bỏ những giả thuyết này.

Ông Đực cho biết, có nhiều công trình xây theo lối kiến trúc 3 tòa, và chuyện ma quỷ chỉ là mang màu sắc mê tín.

Gần đây, thông tin về việc tòa tháp này đã được Công ty Cổ phần đầu tư An Đông mua lại nhận được sự quan tâm của nhiều người. Giá trị thương vụ này lên đến 605 tỷ đồng.

Công ty địa ốc này cũng có ý định phá dỡ toàn bộ công trình này để đầu tư xây dựng một dự án khác.

Dưới đây là những hình ảnh thể hiện sự xuống cấp trầm trọng của TTTM đình đám một thời này trước khi nó bị “đánh sập”:


Những năm hoàng kim, mặt bằng khu TTTM Thuận Kiều Plaza có tỷ lệ lấp đầy lên đến 95%. Tuy nhiên, khung cảnh hiện tại lại trái ngược hoàn toàn. Nó vắng vẻ và nhếch nhác vô cùng. (Ảnh: Cafeland)

Những năm hoàng kim, mặt bằng khu TTTM Thuận Kiều Plaza có tỷ lệ lấp đầy lên đến 95%. Tuy nhiên, khung cảnh hiện tại lại trái ngược hoàn toàn. Nó vắng vẻ và nhếch nhác vô cùng. (Ảnh: Cafeland)


Thuận Kiều có 3 tòa tháp A, B và C. Mặt sau của tòa tháp A đang được trưng dụng làm nhà kho, nơi chứa rác rất hôi thối. (Ảnh: Cafef)

Thuận Kiều có 3 tòa tháp A, B và C. Mặt sau của tòa tháp A đang được trưng dụng làm nhà kho, nơi chứa rác rất hôi thối. (Ảnh: Cafef)


Các bức tường loang lổ, nham nhở theo thời gian. Sau vụ cháy năm 2009, khu vực nhà hàng thuộc TTTM này đã trở thành nơi kinh doanh gia cầm, để lồng nhốt gà. (Ảnh: Zing)

Các bức tường loang lổ, nham nhở theo thời gian. Sau vụ cháy năm 2009, khu vực nhà hàng thuộc TTTM này đã trở thành nơi kinh doanh gia cầm, để lồng nhốt gà. (Ảnh: Zing)


Bên trong Thuận Kiều Plaza cũng vắng lặng như phía ngoài nhếch nhác của nó. Các gian hàng đều đóng cửa, không có người. (Ảnh: Công An Tp.HCM)

Bên trong Thuận Kiều Plaza cũng vắng lặng như phía ngoài nhếch nhác của nó. Các gian hàng đều đóng cửa, không có người. (Ảnh: Công An Tp.HCM)


Các kiện hàng của các chủ kinh doanh được đóng chặt chờ ngày để chuyển đi. (Ảnh: Bizlive)

Các kiện hàng của các chủ kinh doanh được đóng chặt chờ ngày để chuyển đi. (Ảnh: Bizlive)


Nhiều gian hàng đã chuyển hết đi. Đây là hình ảnh những chỉ gì còn sót lại của nhà hàng vừa mới chuyển đi từ đầu tháng 10/2015. (Ảnh: Zing)

Nhiều gian hàng đã chuyển hết đi. Đây là hình ảnh những chỉ gì còn sót lại của nhà hàng vừa mới chuyển đi từ đầu tháng 10/2015. (Ảnh: Zing)


Nền nhà lớn chởm đất đá. Nhìn những hình ảnh này, không ai có thể tin đây từng là một TTTM điển hình của thành phố. (Ảnh: Đình Thi)

Nền nhà lớn chởm đất đá. Nhìn những hình ảnh này, không ai có thể tin đây từng là một TTTM điển hình của thành phố. (Ảnh: Đình Thi)


Một khu vui chơi giải trí đã đóng cửa và thông báo chuyển địa điểm kinh doanh. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, sau khi mua lại khu đất “vàng” này, rất có khả năng chủ đầu tư sẽ phát triển dự án TTTM và căn hộ cao cấp. (Ảnh: Người lao động)

Một khu vui chơi giải trí đã đóng cửa và thông báo chuyển địa điểm kinh doanh. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, sau khi mua lại khu đất “vàng” này, rất có khả năng chủ đầu tư sẽ phát triển dự án TTTM và căn hộ cao cấp. (Ảnh: Người lao động)

Chuyên Gia Phong thủy
Ông Phạm Linh
Về nguyên nhân chính dẫn tới sự sụp đổ của tòa nhà Thuận Kiều Plaza, theo tôi nhận định thì chủ yếu là do bối cảnh nền kinh tế chung. Ở thời kỳ kinh tế thế giới nói chung, khu vực nói riêng ảnh hưởng trực tiếp tới việc kinh doanh của tòa nhà. Nguyên nhân thứ 2 mới là phong thủy của tòa nhà (đó là kiến trúc xung quanh, cùng các hệ thống liên kết khác tạo thành các mắt xích).

 (Tổng hợp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại