Năm 2010: Từ bỏ chính sách “giấu mình chờ thời”
Kể
từ năm 2010, thiếu tướng hải quân
Dương Nghị kêu gọi Bắc Kinh từ bỏ chính sách “giấu mình chờ thời” của
Đặng Tiểu Bình. Thêm vào đó, thiếu tướng Hàn Húc Đông thuộc ĐH Quốc
phòng PLA thậm chí còn lớn tiếng tuyên bố đã đến lúc Trung Quốc cần từ
bỏ nguyên tắc “chống bành trướng”.
Trong bài viết đăng trên Thời báo Hoàn Cầu, ông Hàn Húc Đông đã trơ tráo kêu gọi Bắc Kinh áp dụng chính sách bành trướng trong cả lĩnh vực quân sự, kinh tế và địa - chính trị.
Đối với vấn đề biển Đông, giới tướng lĩnh Trung Quốc đã đưa ra thông điệp: “PLA không e ngại trừng phạt các quốc gia phản đối việc Trung Quốc đòi chủ quyền”. Thiếu tướng La Viện đe dọa Trung Quốc đã “hết kiên nhẫn” với Philippines và “chẳng việc gì phải thận trọng”.
Và sau những tuyên bố này, chính sách bành trướng của Trung Quốc bắt đầu được triển khai.
Không phải đến tận bây giờ ý đồ này mới được bộc lộ mà ngay từ những năm đầu thế kỷ XX Trung Quốc đã đánh chiếm đông Hoàng Sa rồi chiếm cả Hoàng Sa của chúng ta để tạo bàn đạp tiến xuống phía Nam.
Sau đó năm 1998, họ đánh chiếm một số đảo chìm ở Trường Sa để tạo ra thế đan xen. Hiện nay, TQ vẫn triển khai mạnh về quân sự, chuẩn bị về pháp lý và tuyên truyền… để tìm mọi cách chiếm giữ biển Đông.
Tàu hải giám 84 của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam.
23.6.2012: Mời thầu 9 lô dầu khí trên biển Việt Nam
Nó nằm trong chuỗi các hành động "quá khích" của Trung Quốc từ đầu năm đến nay Trung Quốc đã đẩy mạnh một loạt các hoạt động trên biển. Đầu tiên là ra lệnh cấm bắt đánh cá, rồi tiến hành bắt bớ, giam cầm một số tàu đánh cá tại khu vực Hoàng Sa.
Kế đến, kéo tàu giàn khoan “khủng” xuống biển Đông, rồi đưa tàu chế biến hải sản như là một nhà máy chế biến hải sản nổi ra biển Đông, đưa các tàu gọi là hải giám xuống diễn tập - kiểm tra - kiểm soát, rồi gây ra ra vụ tranh chấp bãi Scarborough với Philippin, tiếp đến lại công bố việc thành lập cái gọi là Thành phố Tam Sa.
1.7.2012: Trung Quốc đưa 4 tàu tuần tra tới biển Đông
Tân Hoa Xã hôm qua đưa tin đội tàu hải giám khởi hành từ thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam hôm 26/6 đi vào Biển Đông. Các tàu này tới đảo Châu Viên (người Trung Quốc gọi là đảo Hoa Dương). Theo kế hoạch, nhóm tàu sẽ thực hiện hành trình 4.500 km trong chiến dịch tuần tra.
Một tàu hải giám của Trung Quốc. Ảnh:Tân Hoa Xã.
Đây là những hành động mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định là "phi pháp và không có giá trị."
Hành động gây hấn, ngang ngược bất chấp luật pháp và công luận quốc tế của Trung Quốc đang bị dư luận thế giới chỉ trích mạnh mẽ.
Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile (giữa) - Ảnh: Inquirer
Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile đã vạch trần cho thấy việc Trung Quốc đòi chủ quyền trên biển Đông là không có cơ sở pháp lý vào mỉa mai rằng:
"Sẽ có lúc Bắc Kinh đưa người lên Mặt trăng, sao Hỏa hoặc sao Kim, rồi tuyên bố phát hiện “dấu vết Trung Quốc” tại đó. Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc cũng đòi chủ quyền trên Mặt trăng và các hành tinh này”.
Theo báo Philippines Star, ngày 2-7, hải quân Mỹ và Philippines đã bắt đầu cuộc tập trận chung kéo dài chín ngày ở Mindanao và luôn sẵn sàng ứng phó.
(tổng hợp)