Nhiều cứ liệu lịch sử khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa

Tuấn Nam |

(Soha.vn) - Theo PGS Trịnh Khắc Mạnh, trong lịch sử, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã phái người ra quần đảo Hoàng Sa để đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ về mang trình tấu triều đình.

Sáng nay, 3/6, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu: “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông”.

GS, TS Nguyễn Xuân Thắng – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu tại buổi họp báo (Ảnh: Tuấn Nam)

GS, TS Nguyễn Xuân Thắng – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu tại buổi họp báo (Ảnh: Tuấn Nam)

Theo PGS Trịnh Khắc Mạnh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), các tư liệu Hán Nôm viết về lập trường của nhà nước phong kiến Việt Nam xác định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đó là những tư liệu thuộc về Nhà nước quản lý, rất có giá trị khoa học và làm căn cứ pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông.

PGS Mạnh cho hay, nội dung của các tư liệu Hán Nôm có thể khái quát vào 3 vấn đề chủ yếu. Thứ nhất là hàng năm, Nhà nước phái người ra quần đảo Hoàng Sa để đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ về mang trình tấu triều đình. Cụ thể, từ thời các chúa Nguyễn và vua Gia Long đã cho tiến hành những công việc này. Đặc biệt, đến thời vua Minh Mạng, các công việc này được tiến hành thường xuyên hơn, có quy mô rộng lớn hơn và cụ thể hơn.

PGS

PGS Trịnh Khắc Mạnh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) (Ảnh: Tuấn Nam)

Thứ hai là việc Nhà nước Việt Nam đã thành lập đội Hoàng Sa, Bắc Hải thực hiện những chuyến ra khơi để quản lý biển, đảo. Không những cử người ra Hoàng Sa, Nhà nước còn cho xây dựng miếu và đặt bia, trồng nhiều cây cối trên đảo Hoàng Sa.

Thứ ba là Nhà nước phong kiến Việt Nam luôn quan tâm giáo dục ý thức coi trọng chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển ở Biển Đông cho các thế hệ người Việt Nam. Trong các tài liệu Hán Nôm, sách dạy học chữ Hán cho lớp người đồng ấu cũng đã có những nội dung ghi chép về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này và Biển Đông.

Ông Mạnh cũng khẳng định không có tư liệu nào nói Hoàng Sa là của Trung Quốc từ hai nghìn năm nay. Tất cả các tư liệu đều chứng minh biên giới của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.

Trước câu hỏi về các biện pháp tuyên truyền những tài liệu Hán Nôm khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông, GS, TS Nguyễn Xuân Thắng – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho hay: Chúng ta sẽ tổ chức đối thoại chuyên gia để có thể tuyên truyền những tài liệu này vào Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc kiểm soát thông tin rất chặt chẽ.

Thứ hai, theo ông Thắng, người Trung Quốc hoàn toàn có thể đọc được những tài liệu này cho nên việc này cũng thuận lợi hơn. Có nhiều hình thức khác nhau để tuyên truyền tài liệu này vào Trung Quốc. Ông Thắng cũng khẳng định sẽ gửi cuốn sách này đến tất cả địa phương trong cả nước để tăng cường sự tuyên truyền.

Dưới đây là một số bản đồ của Việt Nam có vẽ quần đảo Hoàng Sa (còn có tên là Cát Vàng):

(Ảnh: Tuấn Nam)

(Ảnh: Tuấn Nam)

(Ảnh: Tuấn Nam)

(Ảnh: Tuấn Nam)

(Ảnh: Tuấn Nam)

(Ảnh: Tuấn Nam)

(Ảnh: Tuấn Nam)

(Ảnh: Tuấn Nam)

Bản tin thời sự 12h ngày 3/6/2014. Nguồn VTV

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại