Nhà văn Trang Hạ và câu chuyện "thuốc chống ế 11.000 đồng"

Thiên Di |

“Nếu lúc đó mình mà tay chống nạnh chửi vài câu, đòi bồi thường, hoặc tìm cách hôi của như các vụ đụng xe, thì có khi đến bây giờ vẫn còn ế chồng".

Đó là chia sẻ của nhà văn Trang Hạ trong buổi tọa đàm về văn hóa giao thông của người Việt hiện nay.

Trao đổi thẳng thắn dưới góc nhìn hài hước, độc đáo, nhà văn Trang Hạ cho rằng, nhiều người nghĩ giao thông là nỗi khiếp sợ, là tạt đầu, là vượt đèn đỏ, tắc đường…nhưng chị luôn nghĩ đến những điều dễ thương như trẻ đi xe X-game chở bóng bay, đằng sau có biển số với slogan hài hước “xin đừng hôn em”; “Hà Nội không vội được đâu”…

Biển người xem pháo hoa, giao thông Hà Nội tê liệt Biển người xem pháo hoa, giao thông Hà Nội tê liệt

Tối 10/10, khắp các tuyến đường phố nơi gần 5 điểm bắn pháo hoa tầm cao ở Hà Nội rơi vào cảnh ùn tắc giao thông trầm trọng khi hàng trăm nghìn người đổ về thưởng thức.

Nhà văn Trang Hạ và câu chuyện giao thông đầy hài hước, sâu sắc.

Nhà văn Trang Hạ và câu chuyện giao thông đầy hài hước, sâu sắc.

Chị chia sẻ câu chuyện “lấy được chồng” nhờ một tình huống va chạm giao thông thú vị cách đây 16 năm của mình. Chị mở đầu dí dỏm: “Nếu lúc đó mình mà tay chống nạnh chửi vài câu, đòi bồi thường, hoặc tìm cách hôi của thì có khi đến bây giờ vẫn còn ế chồng. Thuốc chống ế chỉ có 11.000 đồng thôi".

Chị tiết lộ rằng, gần 20 năm lấy chồng mỗi khi "chán chồng" chị thường vác xe ra ngoài đường để “chống chán”. Và khởi nguồn của việc này là câu chuyện cách đây 16 năm khi vừa tốt nghiệp đại học, chị chuyển ra Hà Nội để chăm mẹ ốm nặng. Trong một buổi tối đi học tiếng Nhật, chị bị một người say rượu đâm vào xe, bị vỡ yếm, còn người kia bị thương nhẹ.

Lúc đó vì lo cho mẹ ở nhà nên chị vội vàng về nhà ngay. Về đến nhà thấy mẹ đang ngủ say, chị yên tâm nhưng cũng cảm thấy áy náy nghĩ khổ thân “thằng say rượu” đâm vào mình nên quyết định ra ngoài đường mua bông băng 11 nghìn đồng (năm 1997) và quay trở lại nơi xảy ra tai nạn.

“Mình dúi vào tay hắn bông băng hỏi xem có cần băng bó không. Hắn tỏ ra rất cảm động và xin số điện thoại bàn nhà mình. Hôm sau hắn gọi điện, ngày hôm sau hắn gọi điện thoại, sau 2 tuần bắt đầu yêu nhau và đến bây giờ cả hai đã có 3 đứa con chung” - nhà văn Trang Hạ nói.

Qua câu chuyện vui vẻ này chị muốn nói thông điệp đến giới trẻ với việc cư xử “tử tế” trên đường. Nhà văn Trang Hạ cho rằng nhiều thanh niên mang cái tôi “to đùng”, “sưng vù” ra ngoài đường để thể hiện sự sĩ diện.

Hình ảnh xấu về ý thức tham gia giao thông ở Việt Nam.
Hình ảnh xấu về ý thức tham gia giao thông ở Việt Nam.

“Cách ứng xử giao thông không chỉ dừng lại ở trên đường mà còn là văn minh của một đất nước, ý thức của một dân tộc, hình ảnh của một quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế. Những bạn trẻ tham gia tuyên truyền ở các ngã tư với slogan như “dừng xe tắt máy”; “đèn đỏ tắt máy”…chính là những trạm thu phát để truyền đi thông điệp “tôi tôn trọng luật giao thông”, “tôi ứng xử tử tế trên đường”…

Và bạn hãy nhớ rằng đằng sau tay lái bạn là vợ con, là bố mẹ, là tương lai của chính bạn. Nhanh một phút nhưng chậm một đời” - nhà văn Trang Hạ nói thêm.

Nhà văn Trang Hạ lý giải thú vị: “Không phải họ không hiểu luật hay không thấy đèn giao thông mà họ sợ thiệt về thời gian, tốc độ so với những người khác. Và mọi đàn ông đều muốn “chinh phục” người con gái vì họ sợ thiệt với người đàn ông khác chứ không phải sự hối thúc từ đằng sau”.

Nhà văn trẻ này cho rằng, một điều thấy rõ tâm lý của người Việt Nam khi tham gia giao thông là “vượt đèn đỏ, lấn đường, lao lên vỉa hè…nếu thấy người khác làm như vậy. Đặc biệt, điều lạ mà cô thấy trên đường là họ có thói quen bóp còi inh ỏi khi đèn đỏ còn 3 -5 giây để thúc người trước mặc dù rất ở gần nhau nhưng lại giao tiếp bằng còi chứ không phải bằng miệng.

Một thanh tra giao thông tự tử tại trụ sở công an Một thanh tra giao thông tự tử tại trụ sở công an

Ông Mẫn xin phép điều tra viên đi vệ sinh, sau đó nhảy qua lan can xuống sân tự tử.

Là người đi nước ngoài nhiều, nhà văn Trang Hạ đánh giá ý thức chấp hành giao thông của họ tốt, họ biết cư xử tử tế trên đường: “Họ có ý thức khi tham gia giao thông, thậm chí ngay ở thang cuốn lên siêu thị, tàu điện ngầm luôn dành một lối bên tay trái bôi vàng dành cho người phải đi nhanh, vội. Còn Việt Nam thì chen chúc để được đi trước, những người nước ngoài sợ giao thông mình, tôi từng thấy họ run rẩy khi đi sang đường phố Đinh Tiên Hoàng”.

Nhà văn, dịch giả, nhà báo Trang Hạ từng xôn xao với cuốn sách dịch “Xin lỗi em chỉ là con đĩ…”, những cuốn tản văn đầy tuyên ngôn nữ quyền như “Đàn ông không đọc Trang Hạ”, “Chuyện kể dưới ngọn đèn đường”…và khiến giới trẻ “bùng nổ” với những phát ngôn gây sốc.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại