Nguyên nhân chủ yếu gây cháy, nổ xe máy

camnhung |

Nguyên nhân chính là do chập hệ thống điện trên xe, nguyên nhân này là nguyên nhân chính xác nhất.

Chia sẻ với bạn đọc một số kinh nghiệm về nguyên nhân gây ra các sự cố chập điện, cháy, nổ trên xe máy (ô tô) để tìm cách khắc phục vấn đề này, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông.

Phân tích các nguyên nhân gây cháy, nổ, chập điện của xe máy (một số trường hợp cháy, chập điện xảy ra ở xe ô tô) ở Việt Nam:

Thứ nhất: Theo cảm nhận của bản thân tôi, nguyên nhân chính là do chập hệ thống điện trên xe, nguyên nhân này là nguyên nhân chính xác nhất.

Thứ hai: Phân tích nguyên nhân để xảy ra chập điện ở các phương tiện vận chuyển:

a. Nguyên nhân đầu tiên:

Do lỗi kỹ thuật của xe máy, vấn đề này nằm trong tầm kiểm soát của hãng sản xuất ra phương tiện đó, theo tôi vấn đề này có thể xảy ra, nhưng xác suất để xảy ra nằm trong tầm kiểm soát của hãng, và hiện giờ có thể nói là các hãng làm tốt vấn đề kiểm soát này, không để xảy ra sự cố nghiêm trọng nào.

Tôi nói vấn đề này không phải do ý kiến chủ quan, tôi không làm cho một hãng xe máy nào hết, chỉ là người tiêu dùng thuần túy, nhưng tôi tin tưởng vào hệ thống kiểm soát chất lượng của hãng, tin tưởng vào hệ thống kiểm tra giám sát của chính quyền, các cơ quan có thẩm quyền. Nên sự cố tại nguyên nhân đầu tiên chỉ có thể làm chập điện hệ thống xe là chủ yếu, hậu quả nặng nhất có thể là cháy xe.

b. Nguyên nhân thứ hai :

Tôi từng là người tiêu dùng tại Việt Nam, đã từng chạy xe máy, ô tô ở Việt Nam. Theo tôi, khi người tiêu dùng vô ý can thiệp vào hệ thống điện của xe máy đã làm thay đổi về tính năng an toàn của xe, về mặt điện, nói tới đây có thể quý vị độc giả sẽ phản ứng, thay đổi là thế nào, tại sao lại làm mất an toàn điện trên xe, vấn đề này là vô lý, xin quý vị hãy khoan phản ứng và nghe tôi giải thích một số điều sau:

b.1. Khi quý vị mua chiếc xe máy về, vấn đề đầu tiên là coi hệ thống đèn, còi, chiếu sáng có như ý của mình không, đây là một nguyên nhân quan trọng làm các bạn thay đổi hệ thống điện của mình dù là vô tình đi nữa cũng làm thay đổi an toàn của nhà sản xuất.

Ví dụ như bạn mua xe máy về, thấy hệ thống đèn xi nhan khi bật lên không có tiếng tít tít báo hiệu, hay là đèn không đủ độ sáng như ý thích, hoặc như bạn thích có thêm một số hệ thống đèn xi nhan khác, hay muốn gắn thêm còi to hơn trên xe máy, hoặc đơn giản là muốn thay đổi bình ắc quy trên xe máy để có công suất chiếu sáng tối ưu hơn: đây chính là vấn đề làm cho các bạn chủ quan nhất.

Tại Việt Nam, các hệ thống điện, trừ khi do nhà sản xuất cài đặt, hoặc do nhà thầu cung cấp (ví dụ như công trình xây dựng chẳng hạn), thì sau đó mọi vấn đề sửa chữa duy tu về hệ thống điện phần lớn đều do các bạn tự đảm trách sửa chữa tại gia, điều này không sai, bởi vì khi học trong bậc phổ cập giáo dục các bạn (nam) đều được học qua về hệ thống điện và cách sửa chữa hệ thống điện rồi, vậy khi hệ thống điện hư hỏng, muốn thay đổi, thường là bạn có thể tự thay thế, sửa được một phần.

Giờ nói tới hệ thống xe máy, ô tô khi bạn muốn thay đổi hệ thống điện thì bạn làm cách nào:

b1.1. Bạn đem ra tiệm kêu họ gắn thêm hệ thống trên hệ thống sẵn có của mình, ví dụ như gắn thêm đèn, thay đổi ắc quy, gắn thêm rờ le các loại, đây là một trong những nguyên nhân gây ra chập điện trên xe của bạn. Khi người thợ gắn nếu trong quá trình nối dây không cẩn thận sẽ làm hở các dây diện, gây chập cháy dây điện, cháy xe.

b.1.2 Bạn tự gắn thêm hệ thống phụ trợ vào xe của bạn, cách này có an toàn về mặt kỹ thuật, vì bản thân bạn gắn hệ thống sẽ cẩn thận trong vấn đề nối dây. Nhưng bạn xin chớ vội yên tâm, đây cũng là một nguyên nhân làm thay đổi an toàn hệ thống điện trên xe.

b.1.2.1: Khi bạn gắn hệ thống thêm trên xe, vô tình bạn chỉ chú trọng tới tính năng của hệ thống phụ trợ, như muốn xe đèn sáng hơn, còi kêu to hơn, ắc quy công suất lớn hơn, xi nhan có tín hiệu rõ ràng hơn mà vô tình bạn vi phạm tới tính năng chịu tải căn bản của hệ thống điện cơ bản

Khi gắn như vậy, vô tình bạn sẽ thay đổi cường độ, công suất dòng điện, hiệu điện thế tiêu chuẩn trên xe, do vậy khi hệ thống được gắn thêm hoạt động quá tải sẽ gây ra sự cố chập, cháy bất cứ lúc nào.

b.1.2.2 Khi bạn gắn thêm bất cứ gì vào hệ thống xe, bản thân vật gắn thêm có thể không đủ tiêu chuẩn an toàn, ví dụ như đèn thì dây dẫn không đủ tiết diện, hiệu điện thế trên đó, hoặc là cái rờ le có thể là kém chất lượng, hoặc là bình ắc quy, có thể làm tăng dòng đột ngột chẳng hạn, hoặc là hệ thống báo động cũng thường trục trặc này nọ, đây cũng là một nguy hiểm tiềm tàng cho xe của bạn, vì những vật gắn thêm trên xe không đạt tiêu chuẩn, không đồng bộ với tiêu chuẩn xe, sẽ là một mối nguy hiểm gây cháy, nổ bất cứ lúc nào.

b.1.2.3 Khi hệ thống của bạn có vấn đề nguy hiểm tiềm tàng, khi nó xảy ra sự cố nhẹ lắm sẽ là chập điện, và các sự cố cháy xe thường là do kết hợp thêm vấn đề ở bình xăng xe, không kín, chưa đóng nên gây ra hiện tượng cháy xe.

Theo Bạn đọc Lê Ngọc Thuận

VNE

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại