Một lần tình cờ ngồi tâm sự với một người bạn, tôi được anh ấy giới thiệu và kể về một Đại tá hiện đang sống ở Hà Nội suốt cuộc đời quân ngũ và đã nhiều lần được ngồi trên chiếc máy bay chuyên cơ IL14 VN – C482 để chở vị lãnh đạo đi công tác như: Trường Chinh, Lê Thanh Nghị, Võ Nguyên Giáp…
Đặc biệt hơn Đại tá này là người đầu tiên ngồi trên buồng lái của chiếc chuyên cơ IL14 VN – C482 đưa Bác Hồ sang Quế Lâm, Trung Quốc.
Người mà bạn tôi kể trong câu chuyện là Đại tá Nguyễn Khắc Nhâm. Với tính tò mò, sau cuộc trò chuyện đó, tôi tìm theo địa chỉ mà người bạn đưa cho để đến nhà Đại tá Nguyễn Khắc Nhâm. Ngôi nhà ngay mặt đường, thêm vào đó là sự “nổi tiếng” của Đại tá không khó để tôi tìm được.
Đang sửa soạn các đồ đạc trong nhà để chuẩn bị đón Tết, thấy có khách, Đại tá Nhâm bỏ giữa chừng để tiếp đón.
Mặc dù tuổi đã cao nhưng trong cuộc nói chuyện, Đại tá Nhâm tỏ ra khá minh mẫn, khi nhớ và kể lại những “chiến công” ngày trước.
Đại tá Nguyễn Khắc Nhâm
Đại tá Nguyễn Khắc Nhâm nhớ lại, là người đầu tiên ngồi trên buồng lái của chiếc chuyên cơ IL14 VN – C482 đưa Bác Hồ sang Quế Lâm, Trung Quốc. Lúc đó hồi hộp lắm, không phải hồi hộp vì mình không cầm chắc tay lái mà bởi lần đầu tiên chở vị lãnh tụ đi công tác.
Mặc dù thời gian bay không lâu, và cũng không được tâm sự được cùng Bác trên chuyến bay nhưng chỉ riêng việc được đưa Người đi công tác đã là cả "một trời hạnh phúc" với chiến sĩ phi công trẻ như tôi lúc đó.
"Tôi là người nhận được lệnh chở Bác Hồ trên chiếc chuyên cơ IL14 VN – C482 cùng đoàn bay. Đó cũng chính là lần duy nhất Bác Hồ được người Việt Nam chở trên chiếc chuyên cơ IL14 VN - C842.
Lần thứ 2 Người cũng đi trên chiếc chuyên cơ IL14 VN - C482 sang Liễu Châu - Ấn Độ nhưng do lái trưởng là người Liên Xô".
Tháng 8 năm 1960, ông Nhâm nhận chỉ thị tối mật: "Đưa Bác sang Quế Lâm, Trung Quốc bằng chuyên cơ IL14 VN - C182".
"Trời tang tảng sáng, chiếc chuyên cơ IL14 VN – C842 bắt đầu cất cánh từ sân bay Gia Lâm, qua cửa khẩu Lạng Sơn đến Nam Ninh (Trung Quốc).
Bình thường các chuyến bay khác phải "transit" ở Nam Ninh thường để kiểm tra, nhưng chuyến bay chuyên cơ IL14 VN – C482 chở Bác Hồ được ưu tiên và bay thẳng đến sân bay Quế Lâm (Trung Quốc)", đây như là một sự ưu tiên của máy bay chở một vị lãnh tụ, Đại tá Nhâm bồi hồi nhớ lại.
"Khi đến, trên bầu trời sân bay Quế Lâm sương mù còn rất đậm đặc. Sân bay rộng khoảng 50 nghìn m2 hiện ra như một thung lũng đá, ở giữa rất nhiều cỏ.Trong lúc đến chuẩn bị hạ cánh, Bác Hồ có bảo với tôi là cho bay một vòng để Bác được ngắm phong cảnh ở đây.
Anh em phi hành đoàn đã rất cố gắng nhưng cũng đành phải cáo lỗi với Bác bởi hôm đó thời tiết rất xấu, không thể chiều lòng Bác được".
Chiếc chuyên cơ IL14 VN – C842 được Liên Xô tặng Việt Nam thuộc loại chuyên cơ thế hệ cũ, động cơ pittong cánh quạt, máy bay buồng hở, tốc độ 430km/1h, trọng tải cất cánh tối đa là 18 tấn, độ cao trung bình lúc bay là 7km (7000m), và đặc biệt là trong quá trình lái hoàn toàn bằng cơ năng cho nên việc điều chỉnh, lái rất khó.
"Sau khi đáp xuống sân bay lần đầu tiên gặp Bác, lúc đó là một chàng thanh nhiên trẻ, trên người còn “non” kinh nghiệm.
Mặc dù được Bác Hồ ân cần hỏi thăm quê quán, hoàn cảnh gia đình và dặn dò cố gắng công tác cho tốt. Nhưng trong lòng những chàng phi công trẻ luôn có một chút e ngại." Đại tá Nhâm chia sẻ.
Trao đổi về kinh nghiệm Đại tá Nhâm cho rằng: Trong trường thầy dạy một thì biết một, nhưng trong thực tế bay thì phải chủ động, sáng tạo. Có nhiều cái mình phải vận dụng và biết xử lý, không phải ngồi chờ sự hỗ trợ. Phải hết sức nghiêm túc, cẩn thận bao nhiêu cũng không thừa. Vì chỉ một sơ suất dù rất nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường, không thể khắc phục được".
Hồi đó, bản thân tôi thường xuyên được giao nhận nhiệm vụ chở các lãnh đạo đi công tác, một phần vừa mừng nhưng phần nào đó cũng lo lắng. Tuy nhiên, càng lo lắng thì tôi thấy kinh nghiệm và bản lĩnh của người phi công trẻ lại càng nhiều hơn và chín chắn hơn.
Ngoài việc cầm lái chở các vị lãnh đạo đi công tác thì Đại tá Nhâm còn tham gia phục vụ chiến trường, không ít lần Đại tá Nguyễn Khắc Nhâm thoát chết nhờ trình độ lái chim sắt đã thuần thục.