Đến làng Thủy Trầm những ngày này chỉ bắt gặp cảnh nhà nhà xuống ao bắt cá, tiếng cười vang được mùa của những hộ nuôi cá chép đỏ. Tất cả diện tích đất và ruộng được ưu tiên làm ao nuôi thả cá.
Bác Bùi Văn Khỏa 75 tuổi, vui vẻ cho biết: "Gia đình có 6 sào diện tích ao, năm này cũng cho thu hoạch được 70kg cá như vậy tính ra thu hoạch cao hơn năm trước".
Làng Thủy Trầm tự sản xuất cá giống bằng cách nuôi cá đẻ. Nguồn giống luôn được cải thiện hàng năm để tăng cường chất lượng cá.
Anh Giáp vui mừng bên mẻ cá vừa thu hoạch.
Chọn cá và phân loại cá sau mỗi lần tát ao. Cá chép được thả khi lớn có 3 loại: Cá chép đen, cá chép đỏ, cá chép đỏ đuôi dài là loại cá cảnh có giá gấp thành đôi các loại khác.
Các loại cá lớn nhỏ sẽ có giá thành khác nhau, bán buôn hoặc tính theo cặp to nhỏ. Cá chép đỏ đuôi dài thường chậm lớn, màu sắc cũng đỏ hơn nên có giá thành cao hơn.
Cá chép sẽ được gom hàng bắt đầu từ ngày 20 tháng chạp để ngày 21, 22 cá sẽ được vận chuyển đi tiêu thụ ở khắp các tỉnh miền Bắc.
Trung bình mỗi hộ gia đình nuôi cá chép thu hoạch một vụ khoảng 70-80 kg thu từ 10 đến 12 triệu đồng.
Cá khi mang từ ao về sẽ được thả vào bể tại gia đình và sục khí để thêm 1-2 ngày chờ lái buôn các tỉnh đến mang đi tiêu thụ.
Nuôi cá chép để phục vụ ngày ông Công ông Táo là thu nhập chính của người dân làng Thủy Trầm.
Gia đình Lương Thiện, một đầu mối thu mua cá, những ngày giáp tết gia đình anh xuất hàng tấn cá cho các lái buôn.
Anh Tú, một lái buôn ở Yên Bình Yên Bái có mặt tại làng Thủy Trầm từ sớm để mua cá và vận chuyển về tiêu thụ tại nhà. Anh cho biết mức vốn bỏ ra buôn cá chép đỏ khiêm tốn nhưng có thể thu lãi gấp 2-3 lần.