Nghịch lý bến xe ở Hà Nội

daquynh |

Do công tác quản lý không tốt nên tình hình hình hoạt động tại các bến xe khá lộn xộn.

Hai năm trước, bến xe Hà Đông ngừng hoạt động để chuẩn bị xây chung cư, và thay thế bằng bến Yên Nghĩa nằm cách đó khoảng 4 km.

Tuy nhiên, sau nhiều năm đi vào hoạt động, bến xe khách lớn nhất thủ đô (rộng 7 ha, tổng đầu tư 80 tỷ đồng) với tòa nhà điều hành khang trang, sảnh chờ rộng rãi, hành lang cho khách ra xe có mái che vẫn lèo tèo xe và khách.

Xe hoạt động thưa thớt trong bến xe Yên Nghĩa.

Sau 2 năm hoạt động, bến xe Yên Nghĩa có khoảng 300 chuyến xe khách mỗi ngày, phần lớn phục vụ người dân đi về các huyện thuộc khu vực Hà Tây cũ, còn xe đi ngoại tỉnh chưa nhiều.

Bến xe nằm xa thành phố nên thích hợp với hành khách khu vực phía tây, khó thu hút khách ở trung tâm vì họ phải di chuyển xa bằng xe buýt hoặc xe máy. Do đó, các doanh nghiệp vận tải cũng không mặn mà đưa xe vào bến.

Hành khách thường bị phụ xe chèo kéo trong bến xe Giáp Bát.

Trong khi đó, do nằm tại các vị trí thuận tiện trong vành đai 3 nên bến xe Giáp Bát, Gia Lâm, Mỹ Đình luôn tấp nập xe ra vào. Hàng ngày, mỗi bến này có hàng nghìn lượt xe khách đi và về từ khắp các tỉnh, thành.

Do được xây dựng từ lâu, cơ sở vật chất ít được nâng cấp, trong khi nhu cầu đi lại của người dân gia tăng, lượng phương tiện lớn nên các bến cũ này luôn trong tình trạng quá tải, nhếch nhác, mất vệ sinh. Còn hành khách luôn bị phụ xe, xe ôm chèo kéo, chặt chém.

Theo Vnexpress.net

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại