Trái đất mất 86.400 giây để hoàn thành một vòng quay 360 độ quanh trục xoay. Tuy nhiên, tư thế nghiêng của quả đất lại bị lực hút của Mặt trăng, Mặt trời và thủy triều lớn trên các đại dương tác động, làm kìm giữ vòng quay thời gian bằng một giây.
Kết quả là thời gian Trái đất chậm hơn so với Thời gian Nguyên tử Quốc tế (TAI) – sử dụng dao động của các nguyên tử để đo thời gian với độ chính xác vài nghìn tỷ phần giây.
Ngày mai (30/6), các đồng hồ trên thế giới sẽ có thêm 1 giây
Nhằm tránh cho giờ Mặt trời và TAI chênh lệch nhau quá nhiều, con người đã sử dụng Giờ phối hợp quốc tế (UTC) để điều chỉnh thời gian nên chúng ta mới có một ngày dài tới 86.401 giây.
Công việc điều chỉnh được bắt đầu từ năm 1972. Trước đó, thời gian được đo bằng vị trí giữa Mặt trời hoặc các ngôi sao so với Trái đất, thể hiện bằng Giờ trung bình Greenwich (GMT) hoặc tiền thân là giờ UT1.
Lần chỉnh sửa vào ngày mai (30/6) sẽ là lần can thiệp thứ 25 nhằm bổ sung thêm một “giây nhuận” vào UTC.