Ngày mai, đón xem hiện tượng Sao Kim đi qua Mặt Trời

hoanghuyen |

Ngày 6/6 tới đây là thời điểm mà giới thiên văn học trên khắp thế giới đón chờ từ rất nhiều năm nay.

Đó chính là một hiện tượng mà trung bình mỗi thế kỷ chỉ xảy ra 2 lần, cách nhau mỗi 8 năm: Hiện tượng Sao Kim đi qua Mặt Trời.

Hiện tượng này diễn ra khi nhìn từ Trái Đất, Sao Kim di chuyển qua đĩa Mặt Trời, giống như Mặt Trăng trong hiện tượng nhật thực. Tuy vậy, khác với Mặt Trăng, Sao Kim tuy lớn hơn nhưng ở xa Trái Đất hơn rất nhiều nên chúng ta sẽ thấy một chấm đen “khác thường” ở giữa Mặt Trời khi quan sát hiện tượng này.

Lần gần đây nhất, năm 2004, hàng triệu người trên khắp thế giới đã được quan sát và đây cũng là lần đầu tiên nhân loại chụp được ảnh hiện tượng này

Các thời điểm xảy ra hiện tượng Sao Kim đi qua Mặt Trời trong 7 thế kỷ (màu trắng) và khoảng cách giữa chúng. Có thể dễ dàng nhận ra, thế kỷ XX không xảy ra hiện tượng này

Cho dù ở Việt Nam, nguyệt thực một phần ngày 4/6 gần như không thể quan sát được, thì chúng ta lại nằm trong khu vực thuận lợi cho phép quan sát gần như trọn vẹn hiện tượng thế kỷ này trong khoảng 6 tiếng đồng hồ.

Các khu vực quan sát được hiện tượng Sao Kim đi qua Mặt Trời trên thế giới

Theo giờ Việt Nam (GMT+7), Sao Kim sẽ chạm vào rìa của Mặt Trời lúc 5h11, đi hoàn toàn vào trong đĩa Mặt Trời vào lúc 5h29. Tuy nhiên chúng ta chỉ có thể quan sát được sau khi Mặt Trời mọc lúc 5h14. Sao Kim sẽ bắt đầu đi ra khỏi đĩa Mặt Trời lúc 11h32 và hiện tượng kết thúc hoàn toàn lúc 11h49.

Theo Bee.net.vn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại