Ngành học đóng cửa: kiện ai đây?

vytran |

Vì không tuyển đủ thí sinh, nhiều trường đại học công bố sẽ đóng cửa các ngành học, gây khó khăn cho sinh viên

Cắt ngành học vì không đủ sinh viên

Việc tuyển sinh, đào tạo cần gắn chặt chẽ với nhu cầu xã hội. Ảnh chỉ có tính minh hoạ.Ảnh: Trung Dũng

Những thí sinh trúng tuyển vào các ngành này, theo nhà trường, sẽ có hai lựa chọn: chuyển sang học các ngành khác cùng khối, cùng trình độ hoặc có thể bảo lưu kết quả. Lý do các trường đưa ra để dẹp những ngành học này khá giống nhau: ít thí sinh so với chỉ tiêu, việc thiếu người học sẽ dẫn tới doanh thu của nhà trường bị lỗ. Giải pháp cho tình trạng chung này, theo các trường, thí sinh có thể chọn ngành học khác cùng trình độ, cùng khối hoặc bảo lưu kết quả chờ sang năm… sáng sủa hơn!

.Từ chủ động chọn ngành, nghề thì giờ họ hoàn toàn bị động và chịu sự ban bố của nhà trường.

Kiện củ khoai?

Thường thì chọn một ngành học, tức là hoàn thiện mong muốn của bạn trẻ khi vào đời. Nghề nghiệp ấy có khi sẽ theo họ cả đời. Vì vậy, đã có không ít người đeo đuổi đi thi một ngành học trong nhiều năm liền. Đó còn là sự đầu tư công sức, tinh thần, tiền bạc không chỉ của cá nhân mà còn của gia đình, dòng họ. Tuy bị “dội nước lạnh” với những thông báo gây sốc kể trên, thí sinh bức xúc nhưng để đòi quyền lợi của mình không phải dễ dàng.

Một luật sư thuộc đoàn Luật sư TP.HCM tỏ ra khá e dè trước tình huống thí sinh muốn kiện trường đòi quyền lợi. Bởi, theo luật sư này, ngay từ đầu nhà trường đã sai các cam kết với thí sinh khi mở ngành đào tạo rồi thông báo ngưng. Tiếp đó vì những khó khăn của nhà trường mà đẩy hết về cho người đi thi là không công bằng. “Nói vậy nhưng cũng phải nhìn nhận rằng tình huống đó là bất khả kháng, là nguyên nhân khách quan không bên nào mong muốn. Rất khó để toà án thụ lý đơn kiện”, vị luật sư này nói.

Đồng quan điểm trên, luật sư Lưu Văn Tám, đoàn Luật sư Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng, cần xem lại quy chế tuyển sinh để thấy có quy định nào liên quan đến tình huống nhiều thí sinh hơn, hay ít thí sinh hơn trong ngành đào tạo xử lý thế nào. Ngoài ra, tuyển sinh không phải như một hợp đồng dân sự, nên tranh chấp ở lĩnh vực này không phải đơn giản giải quyết. Trong khi đó, luật sư Phan Thiên Vượng, chủ nhiệm đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai nói trường đại học không thể phủi trách nhiệm với thí sinh. Trường mở ngành đào tạo, rồi tuyển sinh nhưng không dạy thì phải bồi thường ngoài hợp đồng. Bởi lẽ, nhà trường tạo niềm tin thì thí sinh mới dự thi, không được đi học nghĩa là thiệt hại cả vật chất lẫn tinh thần. Người trúng tuyển vẫn có thể kiện trường đại học để đòi bồi thường nếu thấy việc chuyển ngành không đúng với nguyện vọng, làm mình bị thiệt hại.

Theo SGGP

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại