Do yếu tố lịch sử mà hệ thống cống thoát nước của lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nhận cả nước thải sinh hoạt và nước mưa rồi đưa thẳng ra kênh. Do đó, nước kênh bị ô nhiễm, hôi thối và có màu đen "truyền thống".
Dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hôm nay
Từ năm 2003, TP triển khai dự án Vệ sinh môi trường TP lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, áp dụng biện pháp xây dựng hệ thống cống bao đường kính 2.500mm - 3.000mm dọc bờ kênh, sau đó thu toàn bộ nước thải và nước mưa về đây, dẫn về các giếng tách dòng. Trong mùa khô, tất cả nước thải sẽ được dẫn thẳng về trạm bơm, rồi từ đây bơm về các nhà máy xử lý nước thải. Tại nhà máy xử lý, nước thải sẽ được lắng lọc cho ra loại nước đạt tiêu chuẩn B (có thể dùng trong sinh hoạt) rồi đổ lại ra kênh.
Trạm bơm nước thải cho lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
Trong mùa mưa, do nước mưa và nước thải lẫn lộn nên tại các giếng tách dòng có một bộ phận cơ học giúp phân loại nước mưa và nước thải. Nước đạt một chuẩn nhất định sẽ nổi lên trên và cho thoát ra kênh. Nước không đạt chuẩn sẽ được hút vào các trạm bơm rồi được bơm về nhà máy xử lý.
Bằng công nghệ này, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ không phải nhận trực tiếp nước thải nữa. Song song đó, bùn thải ứ đọng nhiều năm dưới kênh cũng sẽ được nạo vét đem đi nơi khác xử lý. Theo các nhà quản lý, với cách làm này thì chỉ vài năm nữa, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ trở lại xanh mát như xưa.
Hy vọng vài năm nữa, Nhiêu Lộc – Thị Nghè sẽ trở lại xanh mát như xưa
Dù hiện nay công đoạn lọc nước kênh vẫn đang được tiến hành nhưng Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã không còn mang tên “dòng kênh thối nhất Sài Gòn”. Cảnh quan ven bờ kênh cũng được cải tạo, những hàng cây xanh, bồn hoa, thảm cỏ… tô điểm thêm "nhan sắc" cho dòng kênh.
Mời bạn đọc cùng chiêm ngưỡng những cảnh đẹp mới trên "dòng kênh thối" đang chuyển mình thành dòng kênh quyến rũ giữa lòng TPHCM:
Đoạn kênh ven Thảo Cầm Viên
Và quang cảnh nhìn từ chung cư Miếu Nổi (cũ)
Đoạn qua cầu Hoàng Hoa Thám
Bồn hoa rực rỡ
Cỏ xanh và liễu rủ ven kênh
Bóng chùa cổ kính
Tất cả đang tạo nên một hình ảnh mới cho dòng kênh vốn được coi là "dòng kênh thối".