Khi đến Hà Nội, chúng tôi được thả xuống bên cạnh một con đường bận rộn đầy xe máy, và phải đi bộ thêm hai mươi phút để đến nhà nghỉ. Nhìn đường phố ở đây, tôi tin rằng muốn sang được bên kia đường bạn phải thật nhanh chân khi thấy có cơ hội, đừng lịch sự hoặc kiên nhẫn thái quá.
Nằm giữa hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn giống như một hòn đảo yên bình tách biệt với cuộc sống nhộn nhịp ở trung tâm Hà Nội.
Từ sân đền, bạn sẽ có cái nhìn bao quát về khung cảnh đẹp của bờ hồ. Những quả bóng khổng lồ bay trên trời gợi nhớ tới bầu không khí lễ hội.
Hoàng hôn trùm lên mái đền Ngọc Sơn cổ kính.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một nơi thờ tự Khổng giáo lớn với nhiều công trình cổ kính, vườn hoa đẹp và những bức tượng rất ấn tượng, gồm có rồng, rùa và một con vật mà tôi không dám chắc là phượng hoàng hay hạc.
Những con rồng xuất hiện trên mái của nhiều đền chùa ở Hà Nội.
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi mở cửa cho du khách thăm viếng thi hài vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Khi chúng tôi đến thì Lăng đang đóng cửa trong thời gian bảo trì kéo dài 3 tháng, nên chúng tôi chỉ đứng ngoài mà thôi.
Tòa nhà Phủ chủ tịch nằm cạnh Lăng, là một công trình tráng lệ được xây dựng từ thời thuộc Pháp.
Phía Bắc của Lăng là hồ Tây, một hồ lớn với nhiều ngôi chùa nhỏ nằm ven bờ. Chúng tôi quyết định vào một quán cà phê ven hồ để thưởng thức cà phê Việt Nam trước khi ra phố cổ vào chiều muộn.
Chúng tôi dành buổi cuối cùng ở Hà Nội để đi xung quanh khu phố cổ, đến thăm nhà thờ Lớn có kiến trúc rất ấn tượng và các ngồi nhà Di sản, nơi có thể tìm hiểu về nghề thủ công truyền thống, trong đó có thông tin về lịch sử của chiếc nón – một hình ảnh mang tính biểu tượng của Việt Nam.
Những con rối nước gắn bó với bộ môn nghệ thuật biểu diễn nổi tiếng của người Việt.