NATO: 'thiên thần hay ác quỷ'?

vytran |

NATO đang phải đối mặt với những cáo buộc gay gắt liên quan đến tội ác chiến tranh mà họ gây ra ở Libya.

Chưa kịp ăn mừng chiến thắng của phe nổi dậy ở Libya, NATO – lực lượng giữ vai trò quyết định trong cuộc chiến này đang phải đối mặt với những cáo buộc gay gắt liên quan đến tội ác chiến tranh mà họ gây ra ở Libya.

NATO bắt đầu nhảy vào cuộc chiến ở Libya hồi tháng ba dưới danh nghĩa bảo vệ người dân vô tội dưới sự ủy thác của Liên Hiệp Quốc và đặc biệt là theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc với các điều khoản bất khả xâm phạm như: không cho phép sự hiện diện của nhân viên quân sự nước ngoài, lính đánh thuê ở Libya cũng như không cho phép nước ngoài ủng hộ hay cung cấp vũ khí cho bất cứ bên nào trong cuộc xung đột.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau khi can thiệp vào Libya, NATO phải đối mặt với nhiều cáo buộc vi phạm tất cả những điều khoản trên. Vàthờiđiểm này, chưa kịp ăn mừng chiến thắng với quân nổi dậy Libya sau khi giành quyền kiểm soát Thủđô Tripoli, NATO lại đang gặp rắc rối lớn bởi các cáo buộc phạm vào tội ác chiến tranh ở Libya gay gắt hơn bao giờ hết và sức ép bị luật pháp quốc tế "sờ gáy".

Minh chứng không thể chối cãi cho các cáo buộc trên là các chiến dịch oanh tạc của NATO nhằm chống lại Đại tá Gaddafi rõ ràng hủy hoại nhiều công trình dân sự như các đường ống dẫn nước ở Libya; giết hại nhiều dân thường bao gồm phụ nữ và trẻ em đất nước Bắc Phi này bởi các vụ oanh tạc nhầm vào khu dân cử với vũ khí hạng nặng và các máy bay chiến đấu Apache tối tân của Mỹ.

Một vụ công kích nhầm vào một bệnh viện ở Libya của NATO khiến ít nhất 9 người thiệt mạng.

Ngoài ra,vừa có thêm nhiều bằng chứng chứng tỏ NATO vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc khicho triển khai lính đánh thuê nước ngoài tại Libya. Họ là các nhân viên quân sự người Anh, Pháp, Qatar và UAE bị bắt bởi lực lượng trung thành với Đại tá Gaddafi trước đó.

Sau khi giành chiến thắng, quân nổi dậy Libya cho phép quân đội Anh đến tìm kiếm,giải thoát chonhững nhân viên quân sựbị chếthoặc bị thương; trong khi không quân Hoàng gia Anh vẫn không ngừng oanh kích.

Ngoài ra, NATO còn bị cáo buộc xóa tài khoản Facebook của nhiều nhà báo có quan điểm độc lập cố gắng vạch trần sự thật ở Libya; đe dọa các phóng viên của hãng thông tấn CNN; đồng thời phá hủy hệ thống truyền thông đại chúngcủa nước này nhằm bưng bít tội ác của họ và những gì đang thực sự diễn ra ở Libya.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực bưng bít đó, NATO đang phải đối mặt với một phong trào quốc tế chống lại họ. Đó là phong trào của những người châu Phi chống lại Chủ nghĩa thực dân và tìm cách đẩy NATO ra khỏi lục địa này với những khẩu hiệu như không có bất cứ hợp đồng nào cũng như bất cứ nơi nào ở châu Phi dành cho họ.

Trong khi đó, những người ủng hộ Đại tá Gaddafi vẫn ca ngợi lãnh đạo của họbởi các chính sách nhân đạo mà ông thực hiện trong suốt thời gian cầm quyền ở Libya.

Đó là các chương trình giáo dục và y tế mang lại lợi ích cho cả cộng đồng châu Phi. Và nếu như NATO không cố gắng lật đổ ông thì những chương trình xã hội này còn phát huy nhiều lợi ích hơn nữa.

Ngoài ra, mới đây nhất, những người ủng hộ Đại tá Gaddafi còn trưng ra bằng chứng chứng tỏ ông là một nhà lãnh đạo nhân ái của Libya khi dù phải chạy khỏi Thủ đô Tripoli, ông vẫn gửi tin nhắn khích lệ, động viên tinh thần những người ủng hộ ông và hô hào họ không sử dụng bạo lực nếu có thể.

Còn đối với NATO, thật khó để biết mục đích của họ là gì. Không phải là hòa bình bởi họ luôn từ chối các cuộc đàm phán. Không phải là một chế độ dân chủ bởi họ luôn từ chối những lời kêu gọi bầu cử tự do. Có chăng, những gì họ muốn là bóc lột nguồn tài nguyên giàu có của một quốc gia có chủ quyền bằng cách giết hại người dân của đất nước ấy.

Theo Đất Việt

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại