Mổ xẻ nguyên nhân thất bại của tên lửa Triều Tiên

hoanghuyen |

Vệ tinh quan sát trái đất Kwangmyongsong-3 đã không vào được quỹ đạo và các chuyên gia khoa học đang điều tra nguyên do thất bại.

Morris Jones, một phân tích gia không gian độc lập, người theo dõi các chương trình hỏa tiễn ở châu Á, cho rằng sự thất bại dường như đã xảy ra khi tầng đầu của hỏa tiễn cố tách ra khỏi hai tầng cuối.

Theo ông giải thích có phần chắc chắn nhất là đã có trục trặc khi tách tầng đầu khỏi tầng thứ hai của tên lửa. Tầng đầu dường như đã hoạt động khá tốt, nếu không thì hỏa tiễn sẽ không thể bay xa như vậy được.

Đồ họa vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.

Các giới chức Nhật Bản, đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao vì khả năng các mảnh vỡ của hỏa tiễn rơi xuống, nói rằng hỏa tiễn này đã bay lên không trung khoảng 1 phút, đạt tới độ cao 120km, trước khi tách thành 4 mảnh.

Ông Jones nói rằng nếu những số liệu này là đúng, thì tên lửa Triều Tiên về mặt kỹ thuật đã đạt được đến tầm “vũ trụ.” Nhưng theo ông tầng đầu của tên lửa dường như không cung cấp đủ động lượng để nó bay vào quĩ đạo.Trong khi đó, nhà phân tích quân sự của Nhật, Chiaki Akimoto, cho rằng vụ phóng tên lửa của Triều Tiên không thành công có thể do nguyên nhân tầng thứ hai của tên lửa quá cũ.

Và xét về mong muốn của giới chức Bình Nhưỡng, muốn phóng vệ tinh Kwangmyongsong-3 (Quang Minh Tinh 3) vào quỹ đạo trùng với lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhật nhà lãnh đạo sáng lập Kim Nhật Thành, Triều Tiên có thể sẽ phải rút ra bài học từ vụ việc.

Các chuyên gia vũ trụ phương Tây luôn nói rằng lịch trình không bao giờ đẩy nhanh được tiến độ vụ phóng. Đôi khi nó làm điều ngược lại. Vội vàng chuẩn bị để đáp ứng một ngày đẹp sẽ có thể mang tới thảm họa.

Theo Dantri.com.vn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại