Công nghệ SMA chỉ là mới ở Việt Nam, chứ không hề mới trên thế giới, và nếu lý giải nguyên nhân gây nứt mặt cầu Thăng Long là do công nghệ... quá mới, hoặc công nghệ của Trung Quốc là hoàn toàn ngộ nhận.
Giải pháp nào để khắc phục mặt cầu Thăng Long?
Tại sao không phải là toàn bộ mặt cầu Thăng Long bị
hỏng sau khi cải tạo bằng công nghệ bê tông nhựa SMA? Nguyên nhân mất
nhiệt trong quá trình thi công bê tông nhựa là rõ ràng nhất, bởi chỉ
những mẻ bê tông bị ảnh hưởng của một hoặc nhiều lý do mất nhiệt mới gây
bong tróc, và cho chất lượng kém.
Nguyên nhân về kết cấu cầu
Cầu Thăng Long có kết cấu cầu 2 tầng, tầng dưới dành cho đường sắt, cầu đã được đưa vào khai thác được gần 30 năm nên dao động khi đoàn tàu chạy qua là rất lớn.
Do đó, ngay trong quá trình thi công, tác động của dao động của toàn bộ các nhịp cầu tầng 2 ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lớp bê tông SMA, nhất là quá trình hình thành độ kết dính giữa bê tông nhựa SMA với mặt thép của cầu.
Trong điều kiện nhiệt độ thi công không đảm bảo, cộng với tác nhân dao động của cầu lớn, hiện tượng bong tróc mặt cầu tất yếu sẽ xảy ra.
Nguyên nhân quá tải
Với đặc điểm cầu bản thép trực hướng như cầu Thăng Long, sự dính kết giữa lớp bê tông nhựa với mặt cầu thép là rất khó đảm bảo tuyệt đối trong điều kiện độ rung lắc của cầu lớn khi có đoàn tầu chạy qua, cộng với biên độ dao động, độ võng của các nhịp cầu lớn.
Trên thực tế khai thác, số lượng xe siêu tường, siêu trọng qua cầu quá lớn, luôn ở tình trạng quá tải.
Theo Vietnamnet