Ông Thành cho rằng, cầu Ghềnh sập là do nguyên nhân chủ quan (sà lan tông vào). Đây không phải lần đầu tiên ở Việt Nam, một chiếc cầu bị đe dọa bởi sà lan.
Cụ thể, do lái tài không tuân thủ các nguyên tắc khi lái. Theo ông, mỗi chiếc xà lan nặng hàng trăm tấn, và cầu ghềnh xây bằng đá, tải trọng ngang chịu sức va chạm là rất yếu.
Vì thế, chỉ cần khối sắt khổng lồ đó va chạm là gãy. Hơn nữa, việc lái tàu đâm vào ngang nhịp như vậy thì cầu mới cũng sập chứ đừng nói đến cầu 100 năm.
Bằng mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy sà lan đi rất chậm nhưng không vì thế mà không gây ra chuyện gãy cầu. Động năng của lực di chuyển cộng thêm tải trọng sẽ tạo ra một lực tác động lớn nếu va chạm.
Thế nên, việc xây dựng ụ chống xây có 2 cái lợi, một là có thể làm chệch hướng sà lan mỗi khi va chạm vào cầu, hai là có thể làm hạn chế thiệt hại đáng kể khi sà lan tác động động năng vào cầu.
Kỹ sư Vũ Văn Thành trong một lần thực tế công trình
Qua đó, ông thành cũng nêu ý kiến để sử dụng các cây cầu lâu năm là thực hiện làm ụ chống xô quang các trụ cầu.
"Khi sà lan tông trực diện thì động năng rất lớn nên các cầu bị sập là điều dĩ nhiên, nhưng nếu thiết kế ụ chống xô xung quanh có thể giảm thiệt hại đến mức đáng kể."
Cũng theo ông Thành, cả nước Việt Nam có 3 cây cầu xây cùng thời và do ông Eiffel (kỹ sư pháp, người thiết kế tháp eiffel) trực tiếp thiết kế đó là cầu ghềnh, cầu Long Biên và cầu Tràng Tiền.
Các cây cầu này được xây bằng loại thép rất tốt nên sử dụng cả trăm năm là không có vấn đề gì. Vì thế việc xảy ra sập cầu chỉ mang yếu tố chủ quan.