Ngoài ra, Triều Tiên còn đe dọa chính phủ Hàn Quốc nếu cấm người Hàn Quốc nào muốn sang Triều Tiên tưởng niệm Chủ tịch Kim sẽ “nhận những hậu quả nghiêm trọng”.
Tenko Hikita (trái), một ảo thuật gia người Nhật Bản, được mời đến dự lễ tang Chủ tịch Kim Jong Il, còn con trai cả của ông, Kim Jong Nam (phải) không được mời.
Khi Triều Tiên đang chuẩn bị cho lễ tang của Chủ tịch Kim Jong Il, thì những thông tin về danh sách khách mời đã đạt đến đỉnh cao của kịch tích như trong một vở kịch của Shakespeare.
Chỉ số ít người không phải là dân tộc Triều Tiên được mời tham dự lễ tang trong đó có ảo thuật gia nổi tiếng Nhật Bản, Tenko Hikita. Tenko đã biểu diễn ở Bình Nhưỡng theo lời mời của chủ tịch Kim Jong Il vào năm 1998 và 2000 và được cho là đã dùng bữa tối với ông vài lần.
Một nhân vật đáng chú ý vắng mặt trong danh sách khách mời chính là Kim Jong Nam, con trai cả của nhà lãnh đạo quá cố, người đã từng được mong đợi trở thành người kế vị cha mình.
Nhưng anh này đã tự rút tên mình ra khỏi kế hoạch kế vị sau khi bị bắt do đang tìm cách nhập cảnh vào Nhật Bản bằng hộ chiếu giả hồi năm 2001, theo lời anh ta nói là vì anh ta muốn thăm công viên giải trí Tokyo Disneyland. Sau đó, việc anh ta bị bắt giữ và trục xuất ngay lập tức đã trở thành nỗi hổ thẹn lớn của chính quyền Triều Tiên.
Jong Nam hiện đang sống tha hương ở Macao. Tại đây, anh này được cho là khách hàng thường xuyên của các sòng bạc Trung Quốc. Kể từ sau khi cha anh qua đời, không thấy anh ta xuất hiện và tên anh ta không nằm trong danh sách 232 người Triều Tiên cấp cao tham gia tổ chức lễ quốc tang.
Theo các chuyên gia, tốt hơn thì Jong Nam không nên đến dự lễ tang bởi lẽ sự có mặt của anh ta sẽ được coi là nhằm tìm cách hạ bệ em trai mình.
“Nếu tôi là Kim Jong Nam, tôi sẽ không tham dự lễ tang của cha mình. Đối với Kim Jong Un, Kim Jong Nam giống kẻ thù chính trị hơn là anh cùng cha khác mẹ”, chuyên gia Choi Jin-wook tại Học viện Thống nhất quốc gia Hàn Quốc ở Seoul nói.
Thậm chí ngay cả trong trường hợp người anh trai thứ, Kim Jong Chul tham dự lễ tang, anh ta cũng không được xuất hiện trên màn hình ti vi. “Thời điểm này là thời điểm bấp bênh đối với các anh trai của anh ta. Họ phải ở vị trí thấp. Trong thời điểm quyết định như bây giờ, có nhiều người sẵn lòng chứng minh sự trung thành của mình đối với “vị vua” mới bằng cách loại bỏ bất kì ai được coi là mối đe dọa”.
Binh sĩ Triều Tiên tưởng niệm chủ tịch Kim Jong Il trong bão tuyết ở Bình Nhưỡng - Nguồn: Telegraph
Theo cơ quan truyền thông quốc gia, chính phủ Triều Tiên vẫn chưa mời lãnh đạo cấp cao nước ngoài nào, nhưng khuyến khích người Hàn Quốc đến bày tỏ thương tiếc tại lễ tang ở Bình Nhưỡng vào thứ Tư tuần tới.
Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định không gửi phái đoàn đến Triều Tiên và ra lệnh cấm đi lại đối với dân thường, nhưng cho phép một nhóm công dân đến tham dự lễ tang. Trong số đó có Lee Hee-Cho, vợ của cố Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung, người đề ra “Chính sách ánh dương” vào cuối những năm 1990. Hàn Quốc cho hay sẽ cho phép bà Lee Hee Cho tham dự lễ tang của chủ tịch Kim do Triều Tiên đã gửi đại diện đến dự trong đám tang của chồng bà năm 2009.
Theo Tùng Lâm
Infonet