''Nghề săn trâu chọi" giờ đây trở thành một trong những nghề nổi tiếng của mảnh đất cam sành.
Một trong những người săn trâu nổi tiếng ấy là Hoàng Đình Sơn ở xã Phù Lưu.
Anh Sơn và con trâu chọi mang về từ Tây Nguyên
Sơn cho biết trâu chọi phải là trâu... Tây. Theo Sơn, trâu ở đất Tây Nguyên rất khoẻ vì được rèn luyện kéo gỗ hoặc các vật dụng nặng bên các đồi dốc, lại có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường khá cao.Trâu chọi ở Hàm Yên trong một trận "kháp đấu"
Theo Sơn, giá trị thực của một con trâu chọi Tây Nguyên chỉ từ 45 - 60 triệu đồng, mỗi con lại "ngốn" cước vận chuyển khoảng 20 triệu đồng. Như vậy, một con trâu có giá gốc gần 100 triệu đồng kể cả công chăm sóc và tiền mua thức ăn cho đến khi chọi được.
Nhưng nếu con trâu ấy nhất trong hội chọi và được xẻ thịt thì giá bán sẽ ở mức 500 triệu đồng (1 triệu đồng/kg).
Có trâu rồi nhưng cách chăm sóc huấn luyện trâu chọi mới đáng quan tâm. Trâu chọi phải được chăm sóc với chế độ đặc biệt, không chăn thả như trâu thường.
Cách huấn luyện trâu chọi mà rất ít người biết mà theo Sơn đó là "cá độ". Thỉnh thoảng, Sơn dắt trâu đi chọi với những con đực to lớn khác bằng cách cá cược tiền. Trâu của chủ nào thắng, người ấy sẽ được tiền tùy theo giao kèo, nếu trâu chết thì chịu chứ không bắt đền.
Cứ thế, một con trâu
chọi khi đến "kháp" đấu chính thức của hội hầu hết là những con dũng
mãnh, có kinh nghiệm chọi, được chọn lọc kỹ càng. Cũng nhờ cách huấn
luyện này, mà vừa rồi trâu chọi của Sơn đạt giải nhất.
Theo Trần Hòa
Bee.net.vn