* Thưa ông, vừa qua trong thảo luận tổ, thiếu tướng Nguyễn Văn Hưng (Chính ủy Bộ Tư lệnh TP.HCM) đề xuất cân nhắc miễn nghĩa vụ quân sự cho lao động chính trong gia đình thuộc diện nghèo đói và thanh niên đã có vợ con. Ý kiến của ông thế nào?
Tôi nghĩ rằng đó là các trường hợp đặc biệt, có thể được xem xét vận dụng một cách thấu tình đạt lý. Nghĩa là căn cứ vào thực tế và địa phương xem xét giải quyết.
* Nhiều đại biểu cũng có quan điểm khác nhau về việc đóng tiền thay thế nghĩa vụ quân sự, vậy quan điểm của Ban soạn thảo như thế nào?
- Ban soạn thảo không ủng hộ dùng tiền thay thế nghĩa vụ quân sự, vì đây là ý thức công dân. Việc bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân, không thể dùng tiền thay cho nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả đó được.
* Vậy các hình thức thay thế nghĩa vụ quân sự khác, ví dụ như lao động công ích thì sao?
Lao động công ích thì được vận dụng trong các trường hợp như là thanh niên hỏa tiễn, thanh niên xung phong, cứu hộ, cứu nạn, đắp đê...
Những cái đó thì được vận dụng là hợp lý, còn thay thế nghĩa vụ bằng đóng tiền là sai về mặt bản chất.
* Theo ông nên làm thế nào để chống “chạy chọt” tránh nghĩa vụ quân sự ở hội đồng giám định sức khỏe?
Số này không nhiều. Chúng ta nên lượng hóa trách nhiệm, quy trách nhiệm người đứng đầu ở từng Hội đồng nghĩa vụ quân sự khám tuyển thì chắc chắn sẽ loại bỏ được yếu tố này.
Anh mà để lọt không đủ tiêu chuẩn hoặc kiểm tra sức khỏe tốt mà nói không tốt, qua ý kiến phản ánh của xã hội, xác minh đến tận cùng mà làm ra được thì chắc chắn là phải xử lý kỷ luật chủ tịch hội đồng khám tuyển đó.