Học sinh sẽ học gì trong chương trình, SGK mới của Bộ GD-ĐT?

Ngày 27-9, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận thay mặt Chính phủ công bố tờ trình đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK).

Theo dự thảo đề án Đổi mới chương trình, SGK do Bộ GD&ĐT soạn thảo thì sẽ có sự sắp xếp lại hệ thống các môn học. Các lĩnh vực giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông bao gồm: Ngôn ngữ (Tiếng Việt, ngoại ngữ, tiếng mẹ đẻ/tiếng dân tộc (nếu có); toán học; đạo đức - công dân; thể chất; nghệ thuật; khoa học tự nhiên; khoa học xã hội và nhân văn và công nghệ.

Theo dự thảo đề án, các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo được cấu trúc thành một hệ thống chỉnh thể, thống nhất từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông; được chia thành 2 loại: Bắt buộc (BB) và tự chọn (TC). Nội dung học tập bắt buộc tạo nên nền tảng học vấn phổ thông, không thể thiếu đối với mỗi học sinh. Nội dung học tập tự chọn đáp ứng nhu cầu, sở thích và khả năng riêng của các đối tượng học tập khác nhau.

Hệ thống môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo:

Ghi chú: BB: Bắt buộc; TC1: Tự chọn không bắt buộc;

TC2: Tự chọn bắt buộc theo các chuyên đề học tập/Hoạt động trải nghiệm sáng tạo;

TC3: Tự chọn bắt buộc theo nhóm môn; KHTN: Khoa học tự nhiên; KHXH: Khoa học Xã hộis

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại