Nơi xảy ra nhiều cái chết oan nghiệt
Trao đổi với phóng viên, ông Bạch
Thành Long – Trưởng công an xã Tuy Lai cho biết: “về địa giới hành chính, hồ
Tuy Lai thuộc xã Tuy Lai, nhưng về quản lý, khai thác lại không thuộc về xã.
Ngoài ra về đê, nước thuộc công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý. Còn trong lòng hồ, việc tận thu con cá con tép thuộc Công ty du lịch thủy sản Quang Sơn. Hiện công ty Quang Sơn đang khoán thầu cho các hộ công nhân của cơ quan này. Trong đó, hồ 3 do anh Ánh quản lý. Hồ 2 là anh Thuận” .
Ông Long, trưởng công an xã Tuy Lai
Theo ông Long hằng năm công an xã vẫn giao các hộ quản lý hồ cắm các biển thông báo hồ sâu, nguy hiểm, cấm tắm dưới hồ. “Ngoài việc thông báo trên loa đài địa phương, gửi thông báo tới các trường học để tuyên truyền, các buổi chiều thường ngày chúng tôi vẫn cho lực lượng đi tuần tra. Nếu phát hiện các cháu thanh thiếu niên vào hồ tắm mà không có người lớn đi tắm cùng thì ngăn chặn không cho các cháu tự ý xuống hồ tắm”.
Khi hỏi đến trách nhiệm trong việc quản lý thì ông Long cho rằng: “diện tích hồ quá rộng, trong khi công an xã lại quá nhiều công việc để giải quyết nên không thể ngày nào cũng vào trông coi hồ được. Chủ yếu dùng biện pháp tuyên truyền, cảnh báo người dân không để con em tới khu vực hồ nguy hiểm”.
Trước đó mùa hè 2010, trong ngày tổng kết năm học, một lớp học sinh khoảng 40 em trường THCS xã Tuy Lai đã rủ nhau vào cống hồ 2 tắm. Không may đã có 1 cháu bị đuối nước tử vong. Tại khu vực hồ 3 cũng có 2 học sinh nam của trường THPT Mỹ Đức B bị đuối nước. Ông Long cho biết thêm.
Trước đó, để cảnh báo và đề phòng hiện tượng đuối nước xảy ra trên địa bàn xã nhà, cụ thể là khu vực cống bờ độn hồ 1, cống đồi trám hồ 2, đập tràn hồ 2 và hồ 3 có mật độ thanh nhiếu niên tụ tập về tắm rất đông vào các buồi chiều mùa hè.
UBND xã Tuy Lai yêu cầu Ban giám hiệu Trường THCS, 02 trường tiểu học, 13 ông/ bà trưởng thôn, Ban chấp hành đoàn thể, ban công an, ban VHTT làm tốt công tác quản lý Thanh thiếu niên và nhi đồng, tuyền truyền giáo dục, cán bộ và phụ huynh, các cháu thanh thiếu niên khi vào hồ chơi.
Yêu cầu các trường làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về mức độ nguy hiểm mực nước sâu của các hồ trên địa bàn xã Tuy Lai, tránh việc các thanh thiếu niên và các em học sinh tự ý đi tắm hồ và xảy ra đuối nước.
Đứng người khi vớt được em thứ 5
Về xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, chúng tôi tìm gặp em Trần Đình Dân, học sinh lớp 12A10, người cứu được năm em học sinh trong vụ chết đuối ở hồ nước Tuy Lai (xã Tuy Lai, Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết: Thấy mọi người hô hoán, Dân vội chạy tới hồ, không đắn đo, nhảy ngay xuống hồ lặn tìm và vớt được 5 em học sinh lên bờ. Tuy nhiên, lúc này cả năm em đều đã tử vong. Khi vớt được em thứ 5 lên bờ, em không tin đó là sự thật.
Khi vào đến nơi thì có một anh đã vớt được một người.Thấy mọi người hoảng hốt bảo còn cả chục người dưới kia. Em vội cởi giày nhảy xuống lặn tìm các bạn. Khi em lặn xuống thấy cả bốn học sinh nữ đang túm tụm vào nhau, lơ lửng dưới nước. Em liền tìm cách kéo từng người một vào bờ. Sau đó, nhờ những người ở trên bờ kéo các nạn nhân lên bờ.
Em Trần Đình Dân, người đã vớt được 5 nạn nhân
Còn Lê Văn Việt (SN 1991) ở thôn Tảo Khê là một trong những người tìm vớt các em học sinh tử nạn kể lại. Khoảng 15h ngày 12-9, đang nằm ngủ thì mẹ Việt chạy về bảo có mấy em trong làng ra tắm bị đuối nước ở hồ Tuy Lai. Việt vội lấy xe chở mẹ cùng chạy vào hồ.
“Lúc em đến, mọi người đã vớt được 6 học sinh. Sau một hồi tìm kiếm em mới thấy một học sinh đang nằm sát dưới bùn, em vội bơi tới, dùng hết sức kéo em ấy nổi lên mặt nước và đưa vào bờ. Tiếc thay, lúc này em ấy cũng đã tử vong”.
Đến sáng nay, tại xã An Mỹ, Mỹ Đức, Hà Nội cảnh tang thương đưa tiễn 8 nữ sinh xấu số đã thiệt mạng tại hồ Tuy Lai đã được diễn ra trong niềm đau xót tột cùng của người thân, gia đình và bạn bè.