Hình ảnh 10 cây di sản cực độc chỉ có ở Việt Nam

Yến Dương |

(Soha.vn) - Nhiều cây có tuổi thọ lên đến hàng nghìn năm, chu vi thân hơn 20m, tán rộng gần 100m2 và giá của nó tính tiền tỉ.

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã vinh danh 514 cây cổ thụ là cây di sản Việt Nam.

Dưới đây là hình ảnh 10 cây di sản trong số đó:


	Cây dã hương (thôn Khánh xã Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang) (Ảnh: Nguyễn Hưởng)

Cây dã hương (thôn Khánh xã Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang). (Ảnh: Nguyễn Hưởng)

Cây có tuổi đời khoảng 700 năm, cao 40m, chu vi 6,6m. Đây là cây cổ thụ đầu tiên của tỉnh Bắc Giang, đồng thời là cây dã hương thứ 3 của nước ta được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường (VACNE) công nhận là cây di sản Việt Nam.


	Cây đa lông tại đình làng thôn Bạch Tuyết xã Hùng Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Ảnh: Danh Trường)

Cây đa lông tại đình làng thôn Bạch Tuyết xã Hùng Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Ảnh: Danh Trường)

Cây đa làng Bạch Tuyết có niên đại hơn 300 năm, gắn liền với đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhiều thế hệ người dân Bạch Tuyết. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân, đế quốc, khu vực mà cây đa tọa lạc là một trong những địa điểm hoạt động cách mạng của quân và dân ta.

 

	Cây bạch mai ở đình Phú Tự, ấp Phú Tự, xã Phú Hưng, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre. (Ảnh: Lư Thế Nhã)

Cây bạch mai ở đình Phú Tự, ấp Phú Tự, xã Phú Hưng, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre. (Ảnh: Lư Thế Nhã)

Cây trên 300 tuổi, có chín thân, cao 14m, còn được gọi là “thần mai”, “cổ thụ mai”, “danh mộc bạch mai”. Hằng năm vào rằm tháng giêng, cây nở hoa trắng xóa, tỏa hương thơm nhẹ.

Bạch mai là loài cây lạ, hiếm thấy ở nước ta, các chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đang xác định tên khoa học của loại cây này.


	Hai cây Táu (ở đền Thiên Cổ thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, TP Việt Trì, Phú Thọ) có tuổi thọ 2.100 năm tuổi. (Ảnh: Minh Phúc)

Hai cây táu (ở đền Thiên Cổ thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, TP Việt Trì, Phú Thọ) có tuổi thọ 2.100 năm tuổi. (Ảnh: Minh Phúc)

Cây được vinh danh là cây di sản Việt Nam vào ngày 28/5/2012. Theo ngọc phả để lại, đây là nơi thờ hai vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang và vợ là Thục nương Nguyễn Thị Thục, người có công dạy hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương đời thứ 18.


	Cây sấu cổ thụ 350 tuổi ở khu vực cửa khẩu Sóc Giang, Hà Quảng, Cao Bằng. (Ảnh: Đinh Ngọc Hải)

Cây sấu cổ thụ 350 tuổi ở khu vực cửa khẩu Sóc Giang, Hà Quảng, Cao Bằng. (Ảnh: Đinh Ngọc Hải)

Đây là cây thứ 3 của tỉnh Cao Bằng được công nhận cây di sản Việt Nam.


	Cây đa (xóm Quýt, Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội) có tuổi thọ hơn hơn 1000 năm tuổi. (Ảnh: An Nhiên)

Cây đa (xóm Quýt, Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội) có tuổi thọ hơn hơn 1000 năm tuổi. (Ảnh: An Nhiên)

Cây đa xóm Quýt là một trong những cây cổ thụ hùng vĩ vào loại bậc nhất Việt Nam hiện nay. Cây có 2 cụm thân, trong đó, chu vi cụm 1 là 43m2 và cụm 2 là 37 m2, đỉnh cao nhất khoảng 40m .


	Cây sanh cổ thụ đầu làng Suối Cốc (xã Hợp Hòa, Lương Sơn, Hòa Bình).

Cây sanh cổ thụ đầu làng Suối Cốc (xã Hợp Hòa, Lương Sơn, Hòa Bình).

Người làng kể lại, vào những năm tháng chiến tranh ác liệt, máy bay giặc đánh bom cày xới tan hoang khu vực, cây sanh trở thành chòi canh, chòi quan sát của lực lượng dân quân tự vệ địa phương. Theo kết quả khảo nghiệm, phân tích của viện Khoa học bảo vệ môi trường thiên nhiên Việt Nam thì cây sanh Suối Cốc với 54 nhánh hiện nay đã có tuổi thọ vào khoảng 800 năm.

Người dân nơi đây đã ưu ái đặt cho cây sanh làng mình thêm một biệt danh là "cây sanh ma làng". Cây còn được nhiều đạo diễn chọn làm bối cảnh quay những bộ phim nổi tiếng về làng quê Việt Nam như "Ma làng", "Đàn trời"…


	Cây sa mu dầu hơn 1.000 năm tuổi tại vườn quốc gia Pù Mát (xã Châu Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An)

Cây sa mu dầu hơn 1.000 năm tuổi tại vườn quốc gia Pù Mát (xã Châu Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An).

Cây cao khoảng trên 70m, đường kính 5,5 m, chu vi thân 23,7m. Đồng bào dân tộc Thái tại địa phương gọi cây này là cây Mậy Pẹc. Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm thấy loài cây này phân bố ở nơi khác trên lãnh thổ Việt Nam và sách đỏ Việt Nam năm 2007 xếp samu dầu ở cấp độ VU (loài sẽ nguy cấp).


	“Cụ thị” hơn 300 năm tuổi tại làng Dương Xuân Hạ, phường Thủy Xuân (TP Huế). (Ảnh: Đại Dương)

“Cụ thị” hơn 300 năm tuổi tại làng Dương Xuân Hạ, phường Thủy Xuân (TP Huế). (Ảnh: Đại Dương)

Cây cao 25m, thân cây tại tọa độ cao cách mặt đất 1,3m có chu vi 4,2m, đường kính 1,4m. Trong Tết Mậu Thân 1968, lõi của cây Thị có một phần bị thối rỗng do bị một mảnh bom găm vào làm chồi chính của cây bị hư hại. Sau 30 năm, cây dần dần hồi phục và xanh tốt cho đến ngày nay.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại