Nhập nhằng
Trong quá trình tìm hiểu về việc một giáo viên sau khi sinh con gái thứ 3 “bỗng dưng” mất việc , phóng viên đã phát hiện ra nhiều bất thường trong bằng cấp của bà Nguyễn Thị Thiếp, người đương giữ chức
Có dư luận cho rằng, bà Thiếp chưa trải qua giai đoạn học cấp 3. Tấm bằng cấp 3 mà bà Thiếp sử dụng để học lên chuyên nghiệp là giả mạo.
Thực chất,
Trao đổi về vấn đề liên quan đến bằng cấp ba giả mạo, bà Thiếp khẳng định: “Tôi là Nguyễn Thị Thiếp, sinh ngày 3/2/1964, tại thôn Quyết Tiến, xã Hợp Đức, Kiến Thụy,
Tôi học cấp 3, tức hệ lớp 10 ngày xưa, niên khóa 1979-1981 tại trường PTTH Tú Sơn (nay là trường PTTH Nguyễn Đức Cảnh). Thầy giáo chủ nhiệm của tôi khi đó là Dương Đình Hạnh, dạy môn toán; thầy Phạm Đình Thanh, dạy môn văn.
Ngày sinh tôi ra, bố mẹ tôi đặt tên là Nguyễn Thị Thiếp. Nhưng khi lớn lên, đi học do tính thanh niên, thích tên đẹp nên bạn bè gọi tôi là Nguyễn Thị Hạnh. Cũng có người gọi Thiếp, người gọi Hạnh nhưng trong giấy tờ vẫn là Thiếp. Sau khi học cấp 3 xong tôi học hệ trung cấp 10+1”.
Khi hỏi về người chị gái con bác ruột tên Thiêm, bà Thiếp khẳng định, có duy nhất người chị gái con bác ruột tên Thiêm, ngoài ra không có người chị gái nào có cái tên na ná thế.
Khi đối chứng các văn bằng, bà
Trả lời về sự thiếu nhất quán trong các văn bằng, giấy tờ, bà Thiếp cho biết, đã mất toàn bộ giấy tờ gốc, các văn bằng, giấy tờ tùy thân hiện tại là do bà mới làm lại. Giấy chứng nhận tốt nghiệp phổ thông trung học cũng mới được cấp lại vào năm 1996 với tên gọi Nguyễn Thị Thiếp nhưng trên văn bằng này không có ảnh.
Phủ nhận tên cha sinh mẹ đẻ?
Để tìm hiểu vấn đề, phóng viên đã trực tiếp về địa xã Đại Hợp, quê gốc của bà
Từ khi sinh ra và lớn lên tại địa phương, mọi người chỉ biết đến Nguyễn Thị Hạnh là con của ông Nguyễn Văn Đạt (đã mất 15 - 16 năm nay) và bà Trần Thị Thảnh (hiện đang cư trú tại thôn). Bà Thảnh có tất cả 5 người con, 4 con trai và duy nhất Nguyễn Thị Hạnh là con gái. Gia đình nhà bà Thảnh chỉ có người con trai cả là Nguyễn Văn San đã học hết cấp 3 (lớp 10 cũ), những người con còn lại của bà Thảnh chỉ tốt nghiệp cấp 2 (tức lớp 7 cũ).
Nguyễn Thị Hạnh khi lớn lên đã xây dựng gia đình và chuyển khẩu về nhà chồng tại
Về gia đình ông Nguyễn Văn Hoạt, tức bác ruột bên đằng bố của Nguyễn Thị Hạnh, ông Phịu đã xác nhận: Nhà ông Hoạt có 6 người con, trong đó có 4 người con gái. Gia đình nhà người bác ruột của Nguyễn Thị Hạnh có hai người con gái mang tên na ná nhau là Nguyễn Thị Thiêm (hiện là giáo viên trường
Các con của ông Hoạt, tức các anh chị họ của Nguyễn Thị Hạnh, đều đã tốt nghiệp cấp 3 (học hết lớp 10 cũ). Chị Nguyễn Thị Thiếp sau khi học hết cấp 3 cũ thì không theo học bất cứ trường chuyên nghiệp nào mà lập gia đình và làm nghề buôn bán cá ở xã Hòa Nghĩa, Dương Kinh,
Phóng viên cũng đã tìm gặp ông Vũ Văn Thành, Tổ trưởng tổ dân phố số 2, phường Hòa Nghĩa (quận Dương Kinh, TP Hải Phòng ), nơi chị Nguyễn Thị Thiếp con ông Hoạt về làm dâu.
Ông tổ trưởng khẳng định: “Chị Thiếp là chị dâu, lấy ông anh họ tôi. Chị Thiếp về làm dâu ở đây từ năm 1982. Chị đã tốt nghiệp cấp 3 cũ nhưng không đi học chuyên nghiệp, chỉ ở nhà buôn bán, chạy chợ”.
Sự tồn tại của bà Nguyễn Thị Thiếp con ông Nguyễn Văn Hoạt cho thấy, đương kim
Tại sao bà
Tiếp tục xác minh nghi vấn bằng cấp giả của bà Nguyễn Thị Thiếp (tức Nguyễn Thị Hạnh), phóng viên đã tìm gặp mẹ đẻ của bà Hạnh là Trần Thị Thảnh (ngoài 70 tuổi). Bà Thảnh khẳng định: “Tôi chỉ có một người con gái duy nhất, lúc mới sinh tôi đặt tên nó là Nguyễn Thị Hạnh. Khi đi học nó tự đổi tên thành Nguyễn Thị Thiếp. Hiện tại con gái tôi đang làm
Lời khẳng định của bà Thảnh trái ngược hoàn toàn với lời của con gái, bà Thiếp từng khẳng với phóng viên rằng tên cha sinh mẹ đẻ là Nguyễn Thị Thiếp.
Ngoài thông tin từ chính mẹ đẻ của đương kim
Xung quanh vụ cô giáo Trần Thị Hương “bỗng dưng” mất việc và nghi vấn bà hiệu trưởng trường mầm non Trường Sơn - An Lão sử dụng bằng cấp ba giả mạo còn quá nhiều câu hỏi chưa được trả lời. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo sát vụ việc và phản ánh tới quý độc giả những thông tin tiếp theo.