12 giờ trưa 28/10, bão Sơn Tinh đang áp sát vùng biển Thanh Hoá – Nam Định. Công tác di dân đang được các địa phương khẩn trương triển khai
Tại huyện ven biển Hậu Lộc, Thanh Hoá gió đã mạnh dần lên khoảng cấp 8, biển động
Do chủ quan vì trước đó theo dự báo, bão sẽ không đổ bộ vào Thanh Hoá nên mãi đến đêm qua và sáng nay nhiều người dân mới chằng chống nhà cửa
Khiêng vác tàu thuyền...
Thu dọn cá, tôm
Hơn 12.000 hộ dân với hơn 53.000 nhân khẩu sinh sống cách mép nước 200 mét thuộc các huyện ven biển Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hoá, Tĩnh Gia, Sầm Sơn, Quảng Xương di dời khẩn cấp. Tiếng kẻng báo động liên tục được phát đi từ trung tâm truyền thanh của xã kêu gọi người dân tìm nơi tránh trú an toàn
Dân các xã ven biển được sơ tán đến các trường học và nhà cao tầng
Tại huyện Tĩnh Gia, ông Hoàng Văn Phú, Chánh văn phòng UBND huyện cho biết, đến trưa 28/10, gần 1.700 hộ dân với hơn 5.900 nhân khẩu đã được di tán đến nơi an toàn
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương trưa 28/10, tâm bão cách bờ biển Nam Định - Nghệ An khoảng 120 km về phía đông với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão đạt cấp 12-13.
Chiều và tối nay, bão di chuyển chếch lên phía bắc, với tốc độ 10-15km mỗi giờ (chậm hơn trước đó). Đến 22h tâm bão nằm trên khu vực các tỉnh Thanh Hóa và Nam đồng bằng Bắc Bộ với sức gió giảm còn cấp 9-10. Sau đó, bão đi vào đất liền và suy yếu dần.
Ảnh hưởng của bão đã khiến đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) gió mạnh cấp 7, Hòn Ngư (Nghệ An) gió cấp 8; ở Cửa Ông và Bãi Cháy, Thái Bình, Văn Lý (Nam Định) có gió giật cấp 7.
Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế mưa từ 50 - 100mm; một số nơi có mưa lớn như Cẩm Nhượng (Hà Tĩnh) 160mm; Mai Hóa (Quảng Bình) 135mm; Tà Rụt (Quảng Trị) 145mm; Tà Lương (Thừa Thiên-Huế) 200mm, A Lưới (Thừa Thiên-Huế) 140mm...