Hà Nội: Thành kính đại lễ cầu siêu các Anh hùng liệt sĩ tại chùa làng Vẽ

Thu Trang - Hoàng Đan |

(Soha.vn) - 4 năm qua, mỗi dịp kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), hàng trăm người dân lại thành kính trở về chùa Vẽ tổ chức đại lễ cầu siêu.

Đã thành thông lệ, từ 4 năm qua, dịp kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, đại lễ cầu siêu các anh hùng, liệt sĩ lại được sư thầy cùng các phật tử chùa Tư Khánh (chùa Vẽ, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội) thành kính tổ chức.

Năm nay cũng vậy, mới hơn 6 giờ sáng ngày 22/7, nhưng đại diện chính quyền, các gia đình, thân nhân anh hùng, liệt sĩ, bà con nhân dân, phật tử trong thôn, trong xã đã có mặt rất đông tại ngôi cổ tự này để chuẩn bị cho đại lễ cầu siêu.

"Hôm nay không chỉ là ngày Rằm tháng 6 mà còn là ngày đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ nên dù có tuổi nhưng tôi vẫn cố gắng bảo con cháu đưa lên chùa sớm để cùng cầu nguyện và thắp nén hương tri ân gửi tới các anh hùng liệt sĩ, những người đã có công lớn bảo vệ hoà bình, độc lập của tổ quốc", cụ Phạm Thị Bé, 88 tuổi nói.

Những nén hương thành kính, tri ân được thắp lên tưởng nhớ tới các anh hùng liệt sỹ trong đại lễ cầu siêu.

Những nén hương thành kính, tri ân được thắp lên tưởng nhớ tới các anh hùng liệt sĩ trong đại lễ cầu siêu.

Không chỉ được mệnh danh là vùng đất học của kinh thành Thăng Long xưa, trải qua các cuộc kháng chiến, đấu tranh, giành và bảo vệ độc lâp, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc, hàng trăm người con của Đông Ngạc (Từ Liêm, Hà Nội) đã xung phong ra mặt trận, trong đó, có 153 anh hùng liệt sĩ đã được Nhà nước công nhận. Cùng với đó là rất nhiều các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình có công với nước...

Chia sẻ với chúng tôi, Thượng toạ Thích Thanh Hùng, Trụ trì chùa Tư Khánh (chùa Vẽ) nhấn mạnh: Đại lễ Cầu siêu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ là việc làm hết sức có ý nghĩa đối với anh linh các liệt sĩ và đồng bào tử nạn; đồng thời đây là một hoạt động thiết thực thể hiện tinh thần, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và đạo lý tri ân, báo ân của dân tộc Việt Nam.

Không chỉ tưởng niệm, cầu nguyện cho hương linh các anh hùng, liệt sĩ được siêu sinh tịnh độ, đại lễ này còn cầu nguyện cho quốc thái dân an và các gia đình thân nhân Liệt sĩ được an lành, hạnh phúc.

Qua đại lễ này, cũng thêm một lần nữa giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc và hơn thế, là để các Phật tử, đặc biệt là Phật tử trẻ tuổi hiểu rõ hơn công cuộc đấu tranh bảo vệ giữ vững chủ quyền biên giới lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc...

Dưới đây là một số hình ảnh mà chúng tôi ghi lại được tại Đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ được tổ chức tại chùa Vẽ vào sáng ngày 22/7:

Rất đông các gia đình thân nhân anh hùng liệt sỹ và nhân dân địa phương đã có mặt từ sáng sớm để bắt đầu cho đại lễ cầu siêu nhân ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 tại chùa Vẽ.

Rất đông các gia đình thân nhân anh hùng liệt sĩ và nhân dân địa phương đã có mặt từ sáng sớm để bắt đầu cho đại lễ cầu siêu nhân ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 tại chùa Vẽ.

Thành kính đại lế cầu siêu các Anh hùng liệt sỹ tại chùa làng Vẽ (Hà Nội)
 
Nhiều cụ già dù đã 70, 80 thậm chí gần 90 tuổi vẫn bắt con cháu đưa đến sớm để tham dự đại lễ cầu siêu.

Nhiều cụ già dù đã 70, 80 thậm chí gần 90 tuổi cùng con cháu đến sớm để tham dự đại lễ cầu siêu.

7 giờ 30 sáng 22/7, Đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sỹ nhân ngày Thương binhg - Liệt sy 27/7, do Thượng toạ Thích Thanh Hùng (trụ trì chùa Vẽ) làm chủ lễ chính thức bắt đầu.

7 giờ 30 sáng 22/7, Đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ, đồng bào tử nạn vì chiến tranh... nhân ngày Thương binh - Liệt sy 27/7, do Thượng toạ Thích Thanh Hùng (trụ trì chùa Vẽ) làm chủ lễ chính thức bắt đầu.

Mọi người đều thành kính, trật tự và cùng cầu nguyện để cầu mong hương linh của các anh hùng liệt sỹ được siêu sinh tịnh độ.

Những mâm lễ vật dâng lên chân linh các anh hùng liệt sĩ trong đại lễ cầu siêu.

Thành kính đại lế cầu siêu các Anh hùng liệt sỹ tại chùa làng Vẽ (Hà Nội)
 
Mọi người đều thành kính, trật tự và cùng cầu nguyện để cầu mong hương linh của các anh hùng liệt sỹ được siêu sinh tịnh độ.

Mọi người đều thành kính, trật tự và cùng cầu nguyện để cầu mong hương linh của các anh hùng liệt sĩ được siêu sinh tịnh độ.

Thượng toạ Thích Thanh Hùng (trụ trì chùa Vẽ) đang tiến hành các nghi thức của buổi lễ.

Thượng toạ Thích Thanh Hùng (trụ trì chùa Vẽ) chủ trì buổi lễ.

Dù năm nay đã 88 tuổi nhưng cụ Phạm Thị Bé, xóm 4a thôn Vẽ, Đông Ngạc (Từ Liêm, Hà Nội) vẫn bắt con cháu đưa lên chùa từ rất sớm để tham dự buổi lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ.

Dù năm nay đã 88 tuổi nhưng cụ Phạm Thị Bé, xóm 4a thôn Vẽ, Đông Ngạc (Từ Liêm, Hà Nội) lên chùa từ rất sớm để tham dự buổi lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ.

Cùng với đó là cụ Phan Thị Bích Hiếu (xóm 5a thôn Vẽ), năm nay dù đã ở tuổi 74 nhưng sáng 22/7 vẫn cùng con cháu lên chùa tham dự đại lễ cầu siêu từ rất sớm.
Cùng với đó là cụ Phan Thị Bích Hiếu (xóm 5a thôn Vẽ), năm nay dù đã ở tuổi 74 nhưng sáng 22/7 vẫn cùng con cháu lên chùa tham dự đại lễ cầu siêu từ rất sớm.
 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại