Cụ thể 8 tuyến phố sẽ hoãn lại và triển khai phân làn sau Tết nguyên đán gồm: Kim Mã; Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông); Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải; Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh; Hoàng Quốc Việt; Nguyễn Văn Linh (đoạn từ Nguyễn Văn cừ đến cầu Vĩnh Tuy); Bắc Thăng Long - Nội Bài.
Tổng kinh phí để tổ chức phân làn các tuyến này dự kiến khoảng 16,7 tỷ đồng.
Phân làn tuyến phố, khó nhưng vẫn làm.(ảnh Ngọc Tú)
Nhận xét về tác động của việc phân làn, ngày 13/1/2012, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết: “Theo dự kiến sau Tết Nguyên đán 2012, 8 tuyến phố còn lại sẽ được thực hiện tổ chức phân làn, tách dòng phương tiện tiếp”.
Cũng liên quan đến việc phân làn một số tuyến phố ở Hà Nội, tháng 12/2011, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã phải ra văn bản yêu cầu Sở Giao thông vận tải khẩn trương hoàn chỉnh kế hoạch, phương án, sơ đồ phân làn, phân luồng phương tiện cho từng tuyến kể trên, để trình thành phố phê duyệt, sớm thực hiện.
Trước đó, vào cuối tháng 9/2011, Hà Nội đã tổ chức phân làn, tách dòng phương tiện trên 5 tuyến phố, gồm: Bà Triệu; Phố Huế - Hàng Bài; Xã Đàn; Đại Cồ Việt; Trần Khát Chân; Giải Phóng.
Đánh giá về hiệu quả của việc phân làn trong thời gian qua, ông Nguyễn Xuân Tân (Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội) cho rằng: Sau quá trình tổ chức phần làn 5 tuyến phố, tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng về cơ bản đã đem lại hiệu quả, giảm sự xung đột giữa các đoàn xe, từ đấy giảm ùn tắc, tai nạn giao thông. Tuy tình trạng vi phạm, đi sai làn đường vẫn còn.
“Đến thời điểm này, người tham gia giao thông đã quen dần với việc đi đúng làn đường, và giao thông cũng ổn định hơn. Vì vậy, tại những vị trí đặt biển chỉ dẫn và dải phân cách phân làn, Sở GTVT đang cho lắp đặt dải phân cách cố định, thay cho những hộp đảo chiều được đặt trước đây”, Ông Tân cho biết thêm.
Theo Ngọc Tú
VNE