Gia tộc Trần Trinh của công tử Bạc Liêu và kết cục bi thương

Hoàng Đan |

Ngoài ông Đức đang ở Bạc Liêu thì những người con, người thân khác trong gia tộc Trần Trinh của công tử Bạc Liêu hiện nay đều ly tán, tự tìm đường mưu sinh riêng.

Được xếp  là một trong "Tứ đại phú hộ" của đất Sài Gòn, với câu nói truyền miệng trong dân gian: "nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Trạch", gia đình ông Trần Trịnh Trạch (ba của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy) là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa, gần 100.000 ha ruộng muối. Theo lời của cháu ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ (gồm 4 quận Vĩnh Lợi, Cà Mau, Vĩnh Châu, Giá Rai) có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là của ông Hội đồng Trạch, một lô còn lại của cha sở và một lô của dân thường.

Con trai công tử Bạc Liêu: 'Ba tôi mua máy bay để làm ruộng' Con trai công tử Bạc Liêu: "Ba tôi mua máy bay để làm ruộng"

Ông Đức cho hay, khi ba ông mua máy bay, nhiều người nói rằng công tử Bạc Liêu làm như vậy là chơi ngông, để khoe của nhưng đó là do họ không hiểu hết...

Sau khi ông Hội đồng Trạch mất năm 1942, núi tài sản ông để lại cho công tử Bạc Liêu và các con cháu ước tính trị giá lên tới 5 tấn vàng. Nhưng 31 năm sau, khi công tử Bạc Liêu nằm xuống vào năm 1973 thì khối tài sản đó cũng đã cạn. Các con cháu ông lại rơi vào cảnh nghèo khó như thời trai trẻ của ông Hội đồng Trạch phải đi chăn trâu, làm mướn.

Chân dung công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.
Chân dung công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.

Và câu chuyện từ một gia tộc Trần Trinh giàu có đến tột đỉnh trở về khánh kiệt chỉ diễn ra trong chưa đầy 3 đời.

Theo lời ông Trần Trinh Đức, con trai của công tử Bạc Liêu thì năm 1947, 5 năm sau khi ông Hội đồng Trạch qua đời, công tử Bạc Liêu đã lên Sài Gòn sống ại địa chỉ số 117 Nguyễn Du, quận 1, đối diện với vườn ông Thượng, nay là công viên Tao Đàn. Ông lấy thêm một bà nữa (bà Nguyễn Thị Hai) và sinh được ba người con: Thảo, Nhơn, và Đức.

Khoảng năm 1968, công tử Bạc Liêu dọn về căn nhà phố đường Nguyễn Du, Sài Gòn và lấy thêm một người vợ nữa kém ông đến 50 tuổi. Bà sống chung thủy với ông đến ngày ông qua đời. Họ có ba con trai và một con gái tên Hoàn, Toàn, Trinh và Nữ.

Bên trong biệt thự bề thế nhất lục tỉnh của công tử Bạc Liêu Bên trong biệt thự bề thế nhất lục tỉnh của công tử Bạc Liêu

Gần 100 năm đã trôi qua nhưng ngôi nhà công tử Bạc Liêu - một biệt thự kiểu Pháp, từng bề thế nhất Nam kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ vẫn giữ nguyên được các nét kiến trúc.

Ngoài ra, công tử Bạc Liêu còn rất nhiều con với các nhân tình. Tuy những người đó không phải vợ chính thức nhưng con cái của họ đều được Trần gia thừa nhận. 

Năm 1974, công tử Bạc Liêu mất tại tư gia và cũng là điểm bắt đầu cho thời kỳ suy tàn, khánh kiệt, phân ly tứ xứ của gia tộc Trần Trinh.

"Cuộc sống giàu có của gia đình tôi bắt đầu thay đổi từ khi cha mất vào năm 1974. Sau khi cha mất gia đình tôi phải bán căn biệt thự trên đường Nhất Linh (nay là đường Nguyễn Huy Tưởng, Q.6, Tp Hồ Chí Minh)  để chia tài sản cho các anh em trong gia đình. Sau đó, mọi người chuyển đi các nơi còn tôi chuyển về nhà vợ để ở tại khu vực quận 3” - ông Đức kể.

Khi được hỏi, lý do vì đâu mà con trai Công tử Bạc Liêu, người từng được coi là giàu nhất Nam Kỳ lục tỉnh trước đây bây giờ lại phải đi về đây bán sách, ông Đức chia sẻ, ông được ba cho ăn học khá tử tế và cũng từng tham gia quản lý nhà cửa, hàng quán của gia đình. Tuy nhiên, sau khi, ba ông mất, gia thế bắt đầu suy sụp, anh em phải bán nhà ở quận 6 chia nhau.

Trở về quận 3 ở, ông bắt đầu kinh doanh buôn bán, khi thì bán ti vi, được chút vốn lại kinh doanh nhà hàng... 

Nhưng rồi bỗng dưng tai họa ập xuống, do con gái ông yêu phải kẻ có máu cờ bạc nên đắm chìm trong lời đường mật của người tình đem tiền của gia đình, thậm chí vay mượn để nướng vào những trò đỏ đen thâu đêm suốt sáng rồi cuối cùng vỡ nợ.

Để lo trả nợ cho con, ông Đức đã phải bán hết tài sản của gia đình nhưng cũng không đủ trả nợ. Sau đó, ông cùng vợ, con phải sang Campuchia để trốn nợ vào năm 2008.

Ông Trần Trinh Đức, con trai công tử Bạc Liêu.
Ông Trần Trinh Đức, con trai công tử Bạc Liêu.

Sau 2 năm lưu lạc nơi xứ người với nghề mua da cũ về làm mới, năm 2010, ông và gia đình quyết định trở về Việt Nam. Không còn nhà, ông phải đi thuê nhà, rồi vay mượn tiền của bạn bè, anh em để mua chiếc xe máy để làm nghề xe ôm tại ngã tư đường Pasteur - Điện Biên Phủ, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

“Cuộc sống của tôi có những lúc rất nhiều tiền, giàu có, sau lại trắng tay phải đi thuê nhà, rồi chạy xe ôm, thậm chí có thời kỳ tôi phải lưu lạc sang cả Campuchia để trốn nợ và nuôi con gái bị bại liệt.

Sau này, nhớ có người giúp đỡ, tôi đã viết đơn gửi tỉnh, thành phố Bạc Liêu, để xin một ngôi nhà nhỏ cho cả gia đình cùng về sinh sống. Tỉnh, thành phố sau đó đã chấp thuận cấp cho một ngôi nhà rộng khoảng gần 100 m2 tại phường 5, TP Bạc Liêu khiến cả gia đình tôi mừng lắm và nhờ mọi người giúp đỡ, chúng tôi đã chuyển về TP Bạc Liêu sinh sống, 

Tôi được nhận vào làm việc trong khu di tích này như là nhân chứng sống, một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu cho du khách về cuộc đời, sự nghiệp, gia đình của cha tôi – ông Trần Trinh Huy – Công tử Bạc Liêu, để du khách hiểu rõ hơn về ông. Đồng thời, tôi cũng có bán cuốn sách viết về ông - Công tử Bạc Liêu của tác giả Nguyên Hùng, Nhà xuất bản công an nhân dân ấn hành” - ông Đức nói.

Cũng theo thông tin từ ông Đức và nhiều người dân khác cho biết thêm, sau khi công tử Bạc Liêu mất, chính quyền Sài Gòn đã quản lý Nhà Lớn của ông Trần Trinh Trạch. Chính trong thời gian này, nội thất của ngôi nhà và nhiều đồ vật quý hiếm đã bị xâm hại, thất lạc.

Sau ngày miền Nam giải phóng, dòng họ Trần Trinh còn lại một ít điền sản ở Cái Dầy, khoảng chục căn phố lầu ở Sài Gòn và vài ngôi nhà ở thị xã Bạc Liêu. Tất cả cũng chỉ đủ cho con cháu của gia tộc Trần Trinh tiêu xài thêm một thời gian nữa là hết.

Và hiện nay, ngoài ông Đức, những người con của Công tử Bạc Liêu một số đã mất, một số định cư ở nước ngoài, chỉ còn vài ba người sống ở Việt Nam, tất cả đều nghèo khó, sống thầm lặng, ít người biết đến.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại