Theo TS Trương Xuân Lam, trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật), để tiêu diệt ổ bọ xít người dân có thể dùng thuốc trừ sâu bằng thảo dược.
Bà Nguyễn Thị Sửu cho biết, mấy ngày trước con trai bà dỡ đống củi sau nhà để bắt chuột thì phát hiện có rất nhiều bọ xít. Khi giết, bọ xít có nhiều máu, không có mùi hôi. Bà Sửa cũng cho hay, trước đây thỉnh thoảng người nhà có bắt được bọ xít trong nhà nhưng không rõ đó là bọ xít hút máu.
Hiện nay để tiêu diệt bọ xít hút máu, trước hết cần làm sạch ổ sau đó xịt thuốc trừ sâu được sản xuất từ thảo dược. Ảnh minh họa: IE.
Lúc đó, cháu bà 4 tuổi thường xuyên bị đốt đỏ chân tay mà không biết nguyên nhân do đâu. Còn cháu bé mới sinh được 1 tháng tuổi cũng bị nổi nốt đỏ. "Không biết nguyên nhân bị đốt do đâu, nhưng chúng tôi rất lo lắng cho các cháu mặc dù biết thông tin bọ xít hút máu không gây bệnh", bà Sửu hốt hoảng nói khi thấy có rất nhiều bọ xít bò lổm nhổm.
Sáng 22/8, TS Trương Xuân Lam và các nhà khoa học Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã đến bắt ổ bọ xít này cũng như làm vệ sinh và xịt thuốc diệt côn trùng quanh khu vực. Theo TS Trương Xuân Lam, ổ bọ xít này có hơn 100 con đang trong quá trình sinh sản có thể đẻ ra hàng nghìn quả trứng sau đó phát tán ra khu dân cư.
Một số người dân đến đây xem và cũng lần đầu thấy bọ xít hút máu. Nhìn vào 4 hộp đựng những con bọ xít có bề ngang bằng ngón tay mà nhiều người dân khu vực này khiếp sợ. TS Trương Xuân Lam giải thích: "Bọ xít hút máu có thể không gây bệnh cho người nhưng chúng quấy nhiễu cuộc sống cũng như khiến mọi người ái ngại. Vì thế người dân cần biết cách tiêu diệt".
TS Trương Xuân Lam cho biết, hiện nay để tiêu diệt bọ xít hút máu, trước hết cần làm sạch ổ sau đó xịt thuốc trừ sâu được sản xuất từ thảo dược. Loại thuốc trừ sâu này được sản xuất từ các loại cây cỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người dân. Có thể xịt thuốc ở các vị trí như sát nhà hoặc trong nhà... Với cách làm này có thể tiêu diệt được cả trứng lẫn nhóm cá thể mới hình thành.
Theo Bee.net