Đừng chỉ yêu trẻ trong ngày tết thiếu nhi 1/6

Thiên Di |

(Soha.vn) - Đó là một trong những thông điệp ý nghĩa của Th.S Tâm lý Khắc Hiếu qua bộ ảnh đầy xúc động mang tên “Trẻ em sinh ra là để được yêu thương” nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.

Thạc sỹ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (giảng viên khoa Tâm lý, ĐH Sư phạm TP HCM) tiếp tục gây "bão" dư luận bởi bộ ảnh giàu cảm xúc, ý nghĩa nhân văn về cách cư xử, giáo dục trẻ em. Mỗi bức ảnh chứa đựng một lời khuyên, triết lý giáo dục trẻ em. Đó là "không có đứa trẻ hư, chỉ có nhà giáo dục tồi"; "roi vọt chỉ để răn đe"; đừng quá khắc nghiệt với lỗi lầm của trẻ....

Bởi theo thầy giáo “hot boy” Khắc Hiếu, thế giới trẻ con là thế giới trong sáng nhưng vô cùng bị tổn thương. Đó không nên là thế giới của những giọt nước mắt, những nỗi ám ảnh và những đòn roi cay nghiệt. Bất cứ đứa trẻ nào cũng có điều đáng yêu của chúng, cũng đáng được thông cảm và dạy dỗ nên người.

Và đôi khi vì cuộc sống hàng ngày, chúng ta vô tình thờ ơ, bỏ mặc, hất hủi con em mình vì những điều không quan trọng khác (game, facebook, chat, online…). Bố mẹ hay bán con cho những "bảo mẫu công nghệ" và không bao giờ chịu xỏ chân vào giày con trẻ để hiểu những cảm xúc và khao khát tình cảm của con. 

Đừng bao giờ để công việc làm tổn thương con, tiền không thể lấp đầy trái tim của chúng. Thời gian cũng không thể nào xóa sạch những ký ức đau thương như việc giặt sạch một vết bùn vây trên áo trắng.

Ta sẵn sàng chơi game cả tiếng, facebook hàng giờ, mà chẳng có thời gian chơi với em một phút.

Ta sẵn sàng chơi game cả tiếng, facebook hàng giờ, mà chẳng có thời gian chơi với em một phút. Liệu chúng ta có đang sống ảo?

Chia sẻ về lý do làm bộ ảnh này, thầy Hiếu cho biết: “Mình thấy các bạn trẻ bây giờ dành rất nhiều thời gian để online, dường như các bạn thâm nhập khá sâu vào những mối quan hệ ảo mà bỏ quên những mối quan hệ thật, trong đó có em của mình và những người thân yêu khác. Nhiều khi các bạn sẵn sàng bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc cho một mục đích phù du nào đó trong khi em út của mình thì lại không quan tâm.

Đặc biệt, không chỉ các bạn trẻ mà người lớn cũng vì công việc mà bỏ quên con trẻ của mình. Người lớn nghĩ theo cách của người lớn, còn con trẻ nghĩ theo cách của con trẻ, vì không hiểu trẻ nên người lớn rất hay tức giận, quát mắng, thậm chí hành hạ và có cả bỏ mặc, bỏ rơi. Thực ra, biết thông cảm cho con trẻ sẽ làm người lớn dễ chịu hơn nhiều”.

Thông qua bộ ảnh này, Th.S Khắc Hiếu mong muốn gửi thông điệp hết sức ý nghĩa nhân ngày 1/6: Trẻ con sinh ra đáng để chúng ta trân trọng, trẻ con sinh ra không phải để bị đánh đập, mắng nhiếc mà là để được người lớn yêu thương. 

Bạn bè thì có nhiều, công việc mất đi thì có thể tìm lại, nhưng đứa con ấy, ta chỉ có một mà thôi. Và trẻ con sinh ra là để người lớn chúng ta học cách yêu thương.

 Hãy cùng lắng lại để cảm nhận những giá trị thông điệp mà thầy giáo Khắc Hiếu mang lại trong ngày "của con trẻ":

Ta sẵn sàng đãi bạn bè những bữa ăn ngon, mua tặng sinh nhật bạn cái quần cái áo. Nhưng ta hay “quên” mua cho em một bộ đồ bộ mới, hay đơn giản chỉ là cho em một món đồ chơi.

Tại sao chúng ta lại vô tình không quan tâm đến chính em ta, người thân trong gia đình?

Ta sẵn sàng vượt cả chục km để vui sướng “bay” đi đón “gấu” nhưng bực bội đến tận tế bào khi phải đi xe 10 phút để đón em.

Hãy yêu thương con trẻ.

La mắng là để giáo dục, roi vọt chỉ là để răn đe, không phải để người lớn chúng ta hả giận.

Và la mắng, roi vọt không phải để người lớn chúng ta hả giận.

Đừng quá khắc nghiệt khi em nhỏ làm sai, bởi trẻ con lớn lên qua những lần phạm lỗi.. Nếu thực lòng mà nói, ngày xưa, ta cũng vậy chứ gì :)

Đừng quá khắc nghiệt khi em nhỏ làm sai, bởi trẻ con lớn lên qua những lần phạm lỗi.. 

Hãy để trẻ cảm nhận được yêu thương.

Hãy để trẻ cảm nhận được yêu thương để các em không trở thành "cá biệt".

Nhân cách trẻ con là kết quả dạy dỗ của gia đình, giáo dục nhà trường.

Nhân cách trẻ con là kết quả dạy dỗ của gia đình, giáo dục nhà trường.


	"Không có trẻ em hư, chỉ có nhà giáo dục tồi".

"Không có trẻ em hư, chỉ có nhà giáo dục tồi".

Chà đạp lên chính cái tôi của con mình.

Đừng chà đạp lên chính cái tôi của con mình.

Cái đứa trẻ cần là tình cảm của chúng ta chứ không phải công nghệ.

Cái đứa trẻ cần là tình cảm của chúng ta chứ không phải công nghệ.

Đừng chỉ yêu trẻ trong ngày 1/6.

Và đừng chỉ yêu trẻ trong ngày 1/6.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại